Hô hấp hôm nay

Cách giữ ấm cổ họng khi trời trở lạnh

Những đợt gió lạnh đầu đông đã tràn về, nhiệt độ ngoài trời giảm, bạn rất dễ bị viêm họng nếu không biết cách giữ ấm cổ họng.
Cấu tạo của họng là một ống cơ và màng ở trước cột sống cổ, đi từmỏm nền tới đốt sống cổ thứ IV. Cổ là vị trí "xung yếu" trong cơ thể con người, là ngã tư của đườngăn và đường thở, nối liền mũi ở phía trên, miệng ở phía trước với thanh quản và thực quản ở phíadưới.

Cổ giống như một cái phễu phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp.Trên cổ là phần đầu, dưới cổ là thân thể, cổ là con đường tất phải đi qua của mạch máu tim và não.Cổ họng trực tiếp tham gia một số quá trình quan trọng đối với con người như hít thở, nói chuyện,ăn uống, nhai và nuốt. Do vậy, nếu để cổ bị nhiễm lạnh, bệnh tật sẽ phát sinh, gây ảnh hưởng đếncuộc sống.

Cổ họng rất dễ bị viêm khi trời lạnh nếu bạn không biết cáchgiữ ấm (ảnh minh họa)

Dưới đây là một số cách giúp bạn giữ cho cổ luôn ấm trong mùađông.

Quàng khăn ấm

Một chiếc khăn quàng ấm áp là giải pháp cần thiết để giúp bạn luôngiữ cổ ấm áp trong mùa đông. Khăn quàng cổ có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như len,lụa, tơ tằm, chinfon, nhung, dạ…

Mỗi chất liệu có khả năng giữ ấm khác nhau, bạn nên căn cứ vàothời tiết để lựa chọn khăn quàng phù hợp. Những ngày chớm lạnh, bạn có thể quàng khăn lụa, voanmỏng. Khi nhiệt độ giảm sâu, bạn nên quàng khăn dạ, khăn len để đảm bảo cổ luôn được giữ ấm.

Bạn cần lưu ý là các loại khăn làm từ len, nhung, dạ… rất dễ bịgiãn, xù,cần giặt và bảo quản đúng cách để khăn không bị giãn, hỏng mà vẫn giữ nguyên tácdụng giữ ấm như lúc mới mua.

Mặc áo kín cổ

Nếu bạn cảm thấy việc quàng khăn là vướng víu, những chiếc khăn tosụ cũng sẽ khiến những cô nàng "nấm lùn" trông lùn hơn đi thì bạn có thể thay thế việc quàng khănbằng những chiếc áo cao cổ. Áo cao cổ vừa thời trang, vừa giúp bạn có thể giữ ấm cổ, tránh sự xâmnhập của những cơn gió lạnh độc.

Đeo khẩu trang khi ra đường

Mũi và cổ họng có liên quan mật thiết tới nhau. Nếu để mũi nhiễmlạnh thì sẽ xảy ra hiện tượng sổ mũi. Nước mũi khi đặc quánh thì sẽ tập trung ở cổ họng thành đờmkhiến cổ họng đau rát và có thể xuất hiện kèm theo những cơn ho.

Bởi thế, bảo vệ mũi cũng là cáchbảo vệ cổ họng hữu hiệu. Tốt nhất, khi ra đường những ngày trời lạnh, bạn nhất định phải đeo khẩutrang vừa để giữ ấm cho mũi lại vừa tránh hít phải bụi bẩn ô nhiễm.

Nhiệt độ phòng phù hợp

Khi ngủ, cơ thể bạn mất nhiệt, sẽ rất dễ nhiễm lạnh nếu nhiệt độphòng không đủ ấm. Tuy nhiên, nếu bạn để nhiệt độ phòng quá cao, chênh lệch nhiều với nhiệt độ thấpngoài trời thì khi bước ra khỏi phòng, cơ thể bị sốc nhiệt, cũng rất dễ khiến bạn bị nhiễm lạnh, sổmũi, viêm họng. Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng là ở mức 25 - 27 độ C.

Hạn chế ăn uống đồ lạnh

Nhiều người thích ăn, uống những món đồ như kem, đồ đá xay trongngày trời lạnh. Tuy nhiên, việc này có thể khiến cổ họng của bạn bị nhiễm lạnh, sưng, đau rát. Vìthế, bạn nên hạn chế đồ uống, đồ ăn lạnh khi trời rét. Thay vì một cốc sinh tố đá xay, một ly kemthì một ly trà gừng ấm nóng, một cốc ca cao hoặc sữa nóng sẽ phù hợp hơn.

Các thói quen có lợi cho cổ họng

Vào buổi sáng, bạn nên nhai vàilá bạc hà. Loại lá này có chấtkhử trùng tự nhiên nên sẽ góp phần bảo vệ cổ họng của bạn trước sự tấn công của các loại vi khuẩn.Bạn cũng có thể trộn khoảng 3 - 4g nước ép củ gừng tươi và 5ml mật ong với nhau. Uống hỗn hợp nàyvào mỗi buổi sáng, sau khi đánh răng sẽ giúp bảo vệ cổ họng cả ngày.

Vào buổi tối, bạn nên tập thói quen súc miệng bằng nước muối ấmhoặc giấmtrước khi đi ngủ. Việc này giúp tẩy sạch cổ họng và miệng, đồng thời giúp bảo vệ cổhọng trước nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nửa cốc nước nóng hòa với 5g muốivà một nhúm bột nghệ vào mỗi tối để bảo vệ cổ họng.

Theo Linh Anh - Công luận

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-giu-am-co-hong-khi-troi-tro-lanh-n226505.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Nổi mề đay có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng, thậm chí dẫn tới Tu vong.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY