Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách ngăn chặn tĩnh mạch mạng nhện trên da

Tĩnh mạch mạng nhện có thể được gọi là anh em họ của giãn tĩnh mạch. Những tĩnh mạch có màu sắc hơi xanh hoặc hơi đỏ có thể nhìn thấy dưới da và hình thành một cấu trúc giống mạng nhện.
Tĩnh mạch mạng nhện có thể được gọi là anh em họ của giãn tĩnh mạch. Những tĩnh mạch có màu sắc hơi xanh hoặc hơi đỏ có thể nhìn thấy dưới da và hình thành một cấu trúc giống mạng nhện. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng chúng gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mặc cảm.

Những đối tượng nguy cơ

Tĩnh mạch mạng nhện chủ yếu được nhìn thấy trên da vùng chân hoặc mặt, hay gặp ở người từ 50 tuổi trở lên (khoảng 50%). Tĩnh mạch mang máu từ chân, cánh tay và các bộ phận khác của cơ thể trở lại với trái tim. Khi lớn tuổi, các van trong tĩnh mạch suy yếu, máu có thể ứ trệ và làm cho tĩnh mạch giãn ra và trở nên thấy rõ hơn. Tĩnh mạch mạng nhện đặc biệt rõ ở các tĩnh mạch ở chân và mắt cá chân, do các tĩnh mạch ở chân phải chống lại trọng lực và khó khăn hơn để mang máu trở về tim.

Người có nguy cơ cao bị tĩnh mạch mạng nhện là béo phì, phụ nữ mang thai, những thay đổi nội tiết tố, tiếp xúc với ánh nắng quá mức và lối sống ít vận động. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tĩnh mạch mạng nhện trên da?

Đi tìm giải pháp

Dùng kem chống nắng

Tiếp xúc quá mức và không được bảo vệ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gay gắt có thể dẫn đến sự hình thành tĩnh mạch mạng nhện, đặc biệt là trên da mặt. Để tránh nguy cơ ung thư da và ngăn ngừa sự xuất hiện của các tĩnh mạch mạng nhện, nên dùng kem chống nắng vùng da mặt khi đi ra ngoài. Ngoài việc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da mỏng manh trên khuôn mặt, kem chống nắng cũng có thể giúp ngăn ngừa tĩnh mạch mạng nhện xuất hiện trên chân, bắp chân và mắt cá chân khi chúng ta có tuổi.

Đừng ngồi/đứng quá lâu

Ngồi trong thời gian dài với hai chân bắt chéo sẽ làm cho tuần hoàn máu của chân chậm lại. Sự giảm lưu thông máu này có thể làm hỏng các mạch máu dẫn đến giãn tĩnh mạch và hình thành tĩnh mạch mạng nhện.

Cũng không nên đứng yên trong thời gian dài. Nếu phải đứng trong thời gian dài, nên đặt trọng lượng lên một chân và thay đổi lên chân kia, lặp lại nhiều lần. Ngoài việc ngồi lâu gây ra tĩnh mạch mạng nhện, những người ngồi lâu còn có nguy cao mắc các bệnh như tim mạch, đái tháo đường,... Để có mạch máu khỏe mạnh và lưu thông tốt hơn, sau mỗi nửa giờ nên đứng dậy 1 đến 2 phút. Có thể cài thiết bị đếm thời gian hoặc báo động âm thanh trong khoảng thời gian nửa giờ một lần, để nhắc nhở chúng ta phải đứng dậy và đi lui đi tới vài phút, trước khi ngồi lại vào ghế làm việc.

Cần nâng cao chân

Hãy di chuyển và nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, khi đang nghỉ ngơi hoặc ngồi trong một thời gian dài. Việc nâng cao chân sẽ cải thiện hệ thống lưu thông máu từ tĩnh mạch chân và tránh ứ trệ máu ở các tĩnh mạch chân, làm giảm áp lực tĩnh mạch và giảm đáng kể cơ hội hình thành tĩnh mạch mạng nhện.

Mang giày dép vừa chân và thoải mái

Nếu cơ thể đang trong tình trạng suy yếu tĩnh mạch và có tình trạng ứ trệ tĩnh mạch, mang giày dép chật, không vừa bàn chân và không thoải mái dễ gây những lực nén không tốt lên bàn chân, tạo điều kiện cho các tĩnh mạch bị chèn ép, dễ dẫn đến hình thành tĩnh mạch mạng nhện. Nên mang giày dép vừa chân và thoải mái. Tránh mang giày cao gót, đặc biệt là nếu công việc của bạn đòi hỏi bạn phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Giày cao gót sẽ tăng thêm áp lực trên đôi chân của bạn và có thể gây ra các tĩnh mạch mạng nhện. Đối với việc mang giày hàng ngày, chọn giày có gót thấp để giảm bớt các lực ép trên bàn chân, hoặc hạn chế thời gian mang giày cao gót.

Mang vớ (tất) nén chi dưới

Nhiều vớ (tất) nén đa dạng đang có sẵn trên thị trường, có bán ở các cửa hàng Thu*c hoặc các cửa hàng y tế, để ngăn chặn tĩnh mạch mạng nhện. Mặc vớ́ nén có thể làm cho đôi chân ít bị sưng và đau nhức, cải thiện sự lưu thông và có thể làm giảm nguy cơ phát triển các tĩnh mạch mạng nhện. Với những người đã có tình trạng giãn tĩnh mạch, vớ́ nén có thể hữu ích để giảm bớt sự khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra.

Lời khuyên thầy Thu*c

Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì sẽ có nhiều cơ hội tạo ra tuần hoàn máu kém ở chân và dễ phát triển của các tĩnh mạch mạng nhện. Vì vậy, muốn ngăn chặn tĩnh mạch mạng nhện, hãy duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giảm sức đè nén lên chân và bàn chân. Khuyến cáo giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 23 hoặc ít hơn, nhưng trên 18,5 (dành cho người châu Á). Nếu chỉ số BMI trên 23, bạn đang thừa cân và trên 25, bạn đang bị béo phì, giảm gấp cân nặng của bạn về chỉ số BMI bình thường.

Ăn ít muối và nhiều chất xơ. Khi ăn nhiều muối cơ thể sẽ giữ nước và việc giữ nước này có thể dẫn đến sưng chân và bàn chân. Hàm lượng natri (muối) trong thức ăn nhanh và đồ ăn vặt là rất cao. Tránh ăn thức ăn nhiều muối và tăng cường tiêu thụ nhiều chất xơ. Tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể không bị táo bón. Bởi bị táo bón sẽ tăng thêm áp lực lên chi dưới và cơ hội hình thành tĩnh mạch mạng nhện tăng lên. Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống để không quá 1.500mg/ngày (khoảng một nửa muỗng cà phê). Ăn nhiều trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc và thịt nạc.

Một mẹo cực kỳ quan trọng nữa để ngăn chặn tĩnh mạch mạng nhện là tập thể dục thường xuyên. Khi thường xuyên tập thể dục, trọng lượng của bạn cũng sẽ ở trong tầm kiểm soát và sức khỏe tổng thể cũng tốt hơn. Đi xe đạp, chạy bộ, chạy và bơi lội... rất hữu ích, cũng rất tốt để cải thiện lưu thông máu tĩnh mạch. Nên tập ít nhất 30 phút thể dục mỗi ngày.

TS. BS. Lê Thanh Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cach-ngan-chan-tinh-mach-mang-nhen-tren-da-n133023.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cách đây 2 năm, em có triệu chứng đau tức tinh hoàn vào buổi chiều, nhất là khi đứng ngồi lâu hay hoạt động gắng sức.
  • Trên 2 tinh hoàn của cháu có những bó sợi, sờ được rõ nhất là khi trời nóng.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Chụp mạch máu não là một kỹ thuật hình ảnh nhằm khảo sát các mạch máu trong não. Một máy quét được sử dụng để chụp hình ảnh các mạch máu, sau đó tái tạo hình ảnh ba chiều (3-D) bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng trên máy tính. Các hình ba chiều giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (radiologist) xem chính xác hơn cấu trúc của mạch máu trong các bệnh như: phình động mạch, hẹp mạch trong sọ hoặc ngoài sọ, và đột quỵ…
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY