Kinh tế xã hội hôm nay

Cách truyền thông mới về Mất cân bằng giới tính khi sinh

Tối 29/11, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Chương trình giao lưu chủ đề: “Mất cân bằng giới tính khi sinh” mô hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước hôn nhân. Đây là hình thức truyền thông đã được quận Hoàn Kiếm thực hiện hiệu quả.

Theo đó, thực hiện kế hoạch của UBND TP.Hà Nội về triển khai công tác Dân số năm 2019, ngay từ đầu năm, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành các kế hoạch, chương trình thực hiện về công tác DS/KHHGĐ, các chỉ tiêu, mục tiêu và hoạt động luôn chú trọng đến nâng cao chất lượng dân số, ổn định quy mô dân số, cơ cấu dân số nhất là tỷ số khi sinh.

Tiết mục biểu diễn của Trường THCS Thăng Long về chủ đề Mất cân bằng giới tính khi sinh

Các chương trình nâng cao chất lượng dân số đã triển khai đến mọi tầng lớp nhân dân và luôn tập trung vào nhóm trẻ mầm non và học sinh tiểu học. Hơn 40.000 lượt học sinh đã được sàng lọc các chương trình: đánh giá chỉ số phát triển trí tuệ, phát hiện trẻ nghe kém, phát hiện bệnh tim bẩm sinh, phát hiện bệnh dậy thì sớm và thấp còi. Bên cạnh đó, quận chỉ đạo TTYT tập trung hoạt động về khám sàng lọc cho vị thành niên, thanh niên trước kết hôn, sàng lọc ban đầu phát hiện người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).

Phát biểu tại chương trình, ông Đinh Hồng Phong - Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận, Trưởng ban chỉ đạo DS/KHHGĐ quận Hoàn Kiếm cho biết: “Năm 2019, bằng nguồn kinh phí UBND quận đã sàng lọc cho 5.000 học sinh khối lớp 8 tại 7/7 trường THCS và Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố. Bên cạnh đó, Hoàn Kiếm đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo các hoạt động về công tác Dân số- KHHGĐ, đặc biệt chú trọng các hoạt động với sự tham gia của cả hệ thống chính trị từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về ngưỡng tự nhiên là 107 trẻ trai/100 trẻ gái”.

“Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu giới tính khi sinh”. Đó là điều mà lãnh đạo chính quyền các cấp trên địa bàn Hoàn Kiếm đang hướng tới vì sự phát triển bền vững và hạnh phúc cho thế hệ tương lai", Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nói.

Hoà Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cach-truyen-thong-moi-ve-mat-can-bang-gioi-tinh-khi-sinh--n166323.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY