Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách xử lý thực phẩm sau Tết khoa học để đảm bảo sức khỏe các bà nội trợ nên biết

Sau dịp nghỉ Tết thì điều lo lắng nhất của các bà nội trợ là làm sao để bảo quản thức ăn thừa không bị hỏng.

Sau tết thường mỗi nhà đều thừa lại rất nhiều thực phẩm phổ biến như bánh chưng, thịt gà, trái cây… hãy xử lý thực phẩm theo những gợi ý sau đây để vừa tận dụng được thức ăn thừa, vừa an toàn sức khỏe:

Bánh chưng

Ảnh minh họa.

Hầu hết các loại thức ăn còn thừa đem chế biến lại bằng cách chiên lên sẽ để được lâu hơn là để luộc. bánh chưng để lâu một là sẽ bị lại gạo, cứng hoặc không sẽ bị mốc ở phần vỏ lá. cách tốt nhất đối với bánh chưng chưa ăn hết nên để vào ngăn mát tủ lạnh. bạn có thể mang đồ lại để bánh mềm, hoặc có thể cắt miếng mỏng đem chiên vàng giòn.

Gà luộc

Phong tục cúng gà vào dịp đầu năm đã có từ lâu của nhiều gia đình. Nếu không ăn hết, bạn có thể sử dụng gà này để nấu nhiều món ăn ngon khác nhau như nấu súp, làm gỏi, nộm chung với các loại rau củ trong nhà có sẵn, hoặc bạn có thể chế biến món gà nấm, hoặc làm món ruốc để dùng dần.

Các món thịt nguội

Với các món chả lụa, chả bò, thịt nguội, lạp xưởng… bạn có thể mua thêm bánh mì hoặc bánh ướt về và làm bữa sáng cho cả nhà. Hoặc bạn có thể làm món gỏi củ kiệu với chả lụa, hay xào với các loại củ như su hào, mộc nhĩ, cà rốt, … Cách khác, bạn có thể dùng chúng để rim với tương đen và ớt làm thành món chính ngon miệng trong bữa cơm trưa.

Chuối xanh

Bạn có thể đem phần chuối xanh nấu chuối ốc đậu để đổi vị cho bữa cơm gia đình nhé! Vị chua ngon dân dã chắc chắn sẽ xua đi phần ngán ngẩm của mâm cỗ Tết nhiều đạm.

Bánh mứt kẹo

Sau Tết, bánh, mứt, kẹo nên được bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc. Bạn nên để bánh, mứt, kẹo trong những túi kín, tốt nhất là sử dụng túi bằng giấy thiếc. Hoặc bạn có thể tìm mua những lọ thủy tinh hút chân không để bảo quản, giúp bánh kẹo không bị hút ẩm, giữ nguyên độ giòn và trạng thái ban đầu.

Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm thừa sau tết

Nên phân loại, đặt các thực phẩm vào các khu vực riêng một cách khoa học như: trứng, pho mát, sữa... các thực phẩm nhẹ vào ngăn trên cùng, ngăn tiếp theo bạn đặt thực phẩm đã qua chế biến như bánh chưng, thịt kho, mắm các loại... với rau củ quả, bạn cho vào bao, bọc kín và đặt vào ngăn kế tiếp...

Nên ăn các loại thực phẩm đã mua trước, tuyệt đối tránh đông lạnh các thực phẩm sau khi đã giã đông.

Tủ lạnh được sử dụng để lưu trữ thực phẩm cũng là nơi tích tụ lượng vi khuẩn cực cao. cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh sự phát triển của các loại vi khuẩn, hạn chế sự hư hỏng của thực phẩm.

Theo M.H/Gia đình & Xã hội

Link bài gốc Lấy link

https://giadinh.net.vn/song-khoe/cach-xu-ly-thuc-pham-sau-tet-khoa-hoc-de-dam-bao-suc-khoe-cac-ba-noi-tro-nen-biet-20190211114759347.htm

Theo M.H/Gia đình & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-xu-ly-thuc-pham-sau-tet-khoa-hoc-de-dam-bao-suc-khoe-cac-ba-noi-tro-nen-biet/20210209111548577)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY