Dưới thời Trung Hoa phong kiến, Hoàng đế được xem là người sở hữu địa vị cao nhất trong thiên hạ.
Thế nhưng ngay cả khi đã đứng trên đỉnh cao quyền lực và tiền bạc thì các bậc thiên tử thời xưa vẫn thường khát cầu theo đuổi một thứ. Đó chính là khát vọng trường sinh bất lão.
Nhìn lại lịch sử Trung Hoa, không khó để nhận thấy có không ít vị vua đã từng dành ra tâm sức cả đời để tìm kiếm thứ tiên dược đem lại sự bất tử.
Và vị hoàng đế nổi tiếng anh minh thời nhà đường là đường thái tông lý thế dân cũng nằm trong số đó.
Đường thái tông lý thế dân (599 – 649) là vị hoàng đế thứ hai của nhà đường trong lịch sử trung quốc, trị vì từ năm 626 đến năm 649.
Khi mới lên ngôi, vị vua này từng không ít lần tỏ ra coi thường khát vọng truy cầu sự trường sinh của những bậc tiền nhân đi trước như Tần Thủy Hoàng hay Hán Vũ Đế.
Năm xưa, tần thủy hoàng từng vì sợ hãi cái Ch?t và tuyệt vọng tìm Thu*c trường sinh nên đã không ít lần bị lừa dối bởi các phương sĩ.
Ông thậm chí còn viếng thăm đảo Chi Phù tới 3 lần, cử Từ Phúc cùng hàng trăm đồng năm đồng nữ ra biển tìm kiếm núi Bồng Lai thần bí vì tin rằng nơi đó có tiên dược.
Tương tự như vậy, Hán Vũ Đế năm nào cũng vì khát cầu sự bất tử mà chấp nhận gả con gái của mình cho một… thuật sĩ.
Đối với lý thế dân mà nói, tất cả những việc làm trên đều bị coi là chuyện hoang đường và làm mất thể diện của bậc đế vương.
Cho nên ở vào thời điểm đó, thay vì tin vào chuyện thần tiên, ông càng thêm tin tưởng hơn vào vòng tuần hoàn bất biến của sinh, lão, bệnh, tử.
Vì vậy ở vào thời kỳ đầu trị vì, lý thế dân vô cùng tỉnh táo mà ý thức được rằng trường sinh bất lão là khát vọng không tưởng.
Thế nhưng khi bước vào độ tuổi gần đất xa trời, chứng kiến thân thể càng lúc càng trở nên hư nhược, quan điểm của vị Hoàng đế ấy đã thay đổi một cách bất ngờ.
... dần trở thành vị vua mê muội tới mức bỏ mạng vì Thu*c trường sinh
Sau sự kiện thái tử tạo phản, lý thái bị phế, tâm lý của đường thái tông lý thế dân đã chịu nhiều đả kích nặng nề.'
Những biến cố trong hoàng thất khiến cho tinh thần ông ngày một sa sút, lại thêm nhiều chứng bệnh khó tránh của tuổi già làm cho long thể càng lúc càng trở nên bất an.
Lúc này, việc sử dụng những phương Thu*c bồi bổ và các phương pháp chữa trị thông thường đã không còn đem lại sự an tâm cho nhà vua.
Dần dần, ông đã bắt đầu tin vào thứ tiên thuật có thể khiến con người trường sinh bất lão mà chính bản thân trước kia đã từng coi nhẹ.
Vào những năm cuối đời, lý thế dân bắt đầu trở nên cuồng tín và mê muội vì các loại đan dược với khát khao trở nên bất tử.
Khi sức khỏe trở nên suy kiệt, thay vì chữa trị, ông lại tin vào lời các phương sĩ mà sử dụng đủ loại đan dược.
Tới năm Trinh Quán thứ 22, đại thần Vương Huyền Sách tiến cử một hòa thượng ngoại quốc có tên là Na La Di Sa Bà – người sau này được nhà vua phó thác toàn bộ khát vọng trường sinh của mình.
Bấy giờ, Na La Di Sa Bà tự tâng bốc bản thân đã sống tới 200 tuổi, lại chuyên nghiên cứu các thuật trường sinh bất tử.
Lý Thế Dân khi đó mù quáng tin tưởng vào những lời nói ấy, nên chẳng những khoản đãi hòa thượng như đại thần mà còn không chút do dự uống những thứ đan dược của người này điều chế.
Kết quả là chính những Thu*c được bào chế từ các chất kịch độc này đã khiến cho bệnh tình của nhà vua nhanh chóng trở nặng. chẳng bao lâu sau đó, lý thế dân qua đời ở tuổi 51.
Cũng bởi lý do trên, nguyên nhân cái Ch?t của ông không được chính sử ghi chép cặn kẽ, chỉ có "cựu đường thư" thuật lại một cách qua loa.
Có ý kiến cho rằng, những quan chép sử của nhà Đường khi ấy vì không muốn nói ra mê muội của Tiên đế nên mới không dám ghi lại điều này.
Theo Pháp luật và Bạn đọc
Chủ đề liên quan:
cái chết Đường Thái Tông Đường Thái Tông Lý Thế Dân Hoàng đế thứ hai của nhà Đường Lý Thế Dân Trung Hoa phong kiến