Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Cải thiện chất lượng không khí Hà Nội: Cập nhật nghiên cứu và giải pháp

(MangYTe) - Chiều 28/7, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Hà Nội phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng, Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ các nghiên cứu, giải pháp về cải thiện chất lượng không khí (CLKK) đã và đang triển khai trên địa bàn TP.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Hà Ánh

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Lê Tuấn Định cho biết, thời gian qua, trước những thách thức về môi trường, TP Hà Nội đã tăng cường đầu tư cho công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm. Vì thế, chất lượng môi trường của TP gần đây đã được cải thiện, đặc biệt tại các khu, cụm công nghiệp và khu dân cư tập trung. Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường TP vẫn tồn tại nhiều hạn chế.

“Để có được bằng chứng khoa học chính xác trong việc đánh giá hiện trạng, xác định các nguồn thải và những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến phát triển chung và sức khỏe cộng đồng Thủ đô, Sở TN&MT phối hợp với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế triển khai nghiên cứu khoa học làm cơ sở để xây dựng chính sách, giải pháp tổng thể, hiệu quả cải thiện CLKK cho Hà Nội.

Từ đó, cập nhật, đánh giá kết quả, chia sẻ các nghiên cứu, huy động nguồn lực và tăng cường những giải pháp cải thiện CLKK” - Phó Giám đốc Sở TN&MT Lê Tuấn Định cho biết thêm.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đã giới thiệu những nghiên cứu mới nhất về thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội thời gian qua và nguồn phát thải của chúng.

TS Lý Bích Thủy (ĐH Bách khoa Hà Nội) đã chia sẻ những đánh giá về ảnh hưởng của thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19 đến CLKK, sử dụng dữ liệu trạm mặt đất và thông tin khí tượng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng thời tiết lên nồng độ bụi mịn trên từng ngày là rất lớn. Nhất là nồng độ ô nhiễm trong thời gian cách ly giảm so với trước cách ly. Sự suy giảm này tương ứng với sự suy giảm của lưu lượng giao thông trong thời gian cách ly. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của nghiên cứu này, ảnh hưởng của các nguồn khác chưa được đánh giá.

Cùng cập nhật kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý CLKK tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) kết hợp với một số cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế đã thực hiện nghiên cứu “Tác động của nhiệt điện than tới CLKK và sức khỏe tại Việt Nam” từ 10/2018 đến tháng 6/2020. Nghiên cứu phân tích 4 kịch bản phát triển điện than trong mối tương quan với những nguồn năng lượng sạch hơn.

Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa môi trường (trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thay đổi công suất nhiệt điện than có tác động lớn tới lượng phát thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí. Việc áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả kết hợp với năng lượng tái tạo, để giảm nhiệt điện than sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí.

Cũng tại hội thảo, nghiên cứu "Xây dựng bộ số liệu đầu vào để kiểm kê nguồn thải nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách quản lý ô nhiễm không khí dài hạn ở Hà Nội áp dụng mô hình GAINS" được trình bày chi tiết, cụ thể.

Trong khuôn khổ hợp tác của Viện Quốc tế về Phân tích Hệ thống Ứng dụng (IIASA) và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, nước ta đã xây dựng được mô hình GAINS với bộ số liệu cấp quốc gia và phân bổ cho TP Hà Nội. Hiện nay, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, công ty tư vấn RCEE-NIRAS đang xây dựng bộ số liệu đầu vào cho riêng Hà Nội và đối chiếu với những số liệu trước đó. Nghiên cứu tập trung vào cập nhật dữ liệu từ các nguồn thải như làng nghề, sinh hoạt dân cư, đốt rơm rạ, giao thông và xây dựng, công nghiệp và năng lượng...

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/cai-thien-chat-luong-khong-khi-ha-noi-cap-nhat-nghien-cuu-va-giai-phap-391292.html)

Tin cùng nội dung

  • Có không ít tác nhân gây ảnh hưởng lớn, làm giảm chất lượng tinh trùng đã bị các đấng mày râu bỏ qua. Điều này đe dọa trầm trọng khả năng làm cha của nam giới.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Em năm nay 22 tuổi, dưới ngực bên trái của em có xuất hiện 1 cục nhỏ, kích thước khoảng bằng đầu ngón tay, có thể di chuyển. Em không thấy đau hay biểu hiện bất thường gì. Nhưng gần đây thấy thông tin áo ngực có độn chất gây ung thư, không biết em có bị ung thư vú hay không vì em cũng ham rẻ mà mặc mấy loại áo đó... Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Mangyte. Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Linh - linh318…@gmail.com)
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Sau thành công của chương trình Casa Herbalife Hòa Bình (Hà Nội) và Casa Herbalife Đồng Tâm (Bình Định)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY