Kinh tế xã hội hôm nay

Cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số

(MangYTe) – Dự án do Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam triển khai đã cải thiện rõ rệt về chất lượng dịch vụ công tại địa phương. Cùng với đó là 2 phòng khám nhạy cảm giới tiêu chuẩn hiện đại đã được xây dựng và vận hành.

Ngày 7/12, tổ chức actionaid quốc tế tại việt nam và trung tâm nghiên cứu quyền con người vùng dân tộc miền núi, hội hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi tổ chức hội thảo tổng kết dự án tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số (dtts). hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của thứ trưởng, phó chủ nhiệm ủy ban dân tộc lê sơn hải – chủ tọa hội thảo.

Việt nam có hơn 24,6 triệu thanh niên (tuổi từ 10 – 24), chiếm gần 1/3 tổng dân số; tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và nạo ph* thai trong nhiều năm gần đây luôn đứng đầu khu vực và thế giới, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và t*nh d*c vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Bởi vậy dự án tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dtts do liên minh châu âu tài trợ, được tổ chức actionaid quốc tế tại việt nam triển khai từ 7/2017 – 12/2021 tại 2 vùng là huyện krông bông (đắk lắk) và huyện lâm hà (lâm đồng), nhằm huy động chính quyền địa phương, cộng đồng và các bên liên quan cải thiện các dịch vụ công về sức khỏe sinh sản và t*nh d*c ở việt nam.

theo phó chủ nhiệm ủy ban dân tộc lê sơn hải, dự án là một trong những chương trình góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số....

Sau 4 năm hoạt động, dự án đã mang lại nhiều thành công, trong đó có 3 kết quả lớn nhất, đó là góp phần thay đổi nhận thức, năng lực của phụ nữ và thanh niên dytts ở 2 huyện krông bông và huyện lâm hà về quyền và chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và những kiến thức để họ có thể bảo vệ bản thân và gia đình trước các vấn đề dịch bệnh.

Kết quả thứ hai mà dự án mang lại đó là có mức độ cải thiện rõ rệt về chất lượng dịch vụ công tại địa phương. theo đó, 2 phòng khám được xây dựng và vận hành với các thiết bị hết sức hiện đại như máy siêu âm 4 chiều, máy theo dõi sản khoa, bộ đỡ đẻ... đạt tiêu chuẩn; được liên kết trực tiếp với hệ thống bảo hiểm quốc gia; cộng với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ.

Thứ ba, dự án đã được xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các ban, các địa pương, các nhóm cộng đồng để cùng với chính quyền địa phương, trung tâm y tế huyện krông bông và huyện lâm hà có được cơ chế phối hợp. trong đó, quy định rõ vai trò, nhiệm vụ của các bên; nguồn lực thúc đẩy việc tuyên truyền; giám sát chất lượng dịch vụ công để đảm bảo kết quả bền vững của dự án...

Trong bài phát biểu tại hội thảo, thứ trưởng, phó chủ nhiệm ủy ban dân tộc ts lê sơn hải ghi nhận những kết quả dự án đã đạt được trong 4 năm qua. với mục tiêu tăng cường các hoạt động của các tổ chức nhân dân hướng tới nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cho các nhóm đối tượng yếu thế ở các khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số của việt nam, dự án đã góp phần cùng với chính phủ việt nam triển khai thực hiện các chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe và dân số đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. qua đó, nhằm thực hiện mục tiêu của nghị quyết số 20-nq/tw ngày 25/10/2017 của ban chấp hành trung ương đảng khóa xii về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Các đại biểu tham gia tọa đàm "Tiếp cận dịch vụ công về chăm sóc sức khỏe- bình đẳng cho tất cả mọi người", tại Hội thảo.

Là người được hưởng lợi từ dự án, bà Triệu Thị Sa đến từ xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ: “Được tham gia dự án, tôi và các chị em trong buôn đã biết cách chăm sóc cơ thể mình và thảo luận chuyện này với chồng/bạn trai. Chúng tôi cũng biết chủ động đi khám sức khỏe định kỳ và học cách phòng Tr*nh th*i, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình. Trước đây, chúng tôi đều kệ hoặc âm thầm chịu đựng hoặc phải đi gần 100km nếu cần khám phụ khoa. Tôi xin cảm ơn các bác sĩ và Dự án”.

Giám đốc Chương trình ActionAid Quốc tế tại Việt Nam Chu Thị Hà cho biết: Từ thành công của dự án, Tổ chức ActionAid Quốc tế đã và sẽ nhân rộng kết quả ra 12 tỉnh, thành trên cả nước (miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long) - nơi ActionAid nơi đang hoạt động. “Chúng tôi xây dựng bài học về nhóm phát triển cộng đồng, công tác tuyên truyền, xây dựng và giám sát dịch vụ y tế với sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng, đối thoại chính sách với đơn vị cung cấp dịch vụ và chính quyền địa phương để đảm bảo mức độ tiếp cận dịch vụ của bà con. Ngoài ra, là phối hợp với các tổ chức quốc gia, bộ ban ngành để vận động chính sách, thay đổi chính sách về mặt bảo hiểm y tế, quyền của người dân tộc thiểu số, dịch vụ và nhạy cảm giới...” – bà Chu Thị Hà nhấn mạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/cai-thien-suc-khoe-sinh-san-cho-phu-nu-va-thanh-nien-dan-toc-thieu-so-442921.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY