Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cần quan tâm phát triển trí não trẻ từ những năm đầu đời

Cha mẹ cần tìm hiểu sự phát triển não bộ của trẻ từ khi trong bụng mẹ đến hai tuổi để tối ưu quá trình này, theo PGS. Nguyễn Võ Kỳ Anh.

NGND.PGS.TS.BS Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD) chia sẻ tại bàn tròn thảo luận trực tuyến "Nuôi dạy con thông minh, ứng biến" do Similac Mom tổ chức ngày 27/3.

Giai đoạn đầu đời là nền tảng cho thành công

Đồng cảm với hàng trăm thắc mắc, bày tỏ mong ước giúp con phát triển tối ưu trí não của các mẹ tham gia bàn tròn, PGS.TS.BS Nguyễn Võ Kỳ Anh chia sẻ, muốn hỗ trợ tốt nhất cho con, trước hết, cha mẹ cần lưu ý đến giai đoạn "vàng" trong thai kỳ và hai năm đầu đời của trẻ. Đây là thời gian hình thành nền tảng cho những giác quan và chức năng trọng yếu của não bộ như: nghe, nhìn, ngôn ngữ, nhận thức.

Đáng chú ý, quá trình này diễn ra có thứ tự, cái trước làm nền tảng cho cái sau: giác quan nghe nhìn trong 6 tháng đầu đời là nền tảng cho kỹ năng ngôn ngữ trong giai đoạn tiếp theo, sau đó các giác quan và kỹ năng này lại làm nền tảng cho chức năng nhận thức. Từ những kết nối đơn giản ban đầu hình thành nên những kết nối phức tạp hơn, cứ thế tiếp tục cho một mạng lưới lên đến triệu tỷ kết nối lúc trẻ hai tuổi.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ trẻ phát triển rất nhanh chóng trong giai đoạn đầu đời, hình thành một triệu kết nối thần kinh một giây và gần như đạt 70-80% kích thước não bộ của người lớn ở năm thứ hai. Do đó, đây là giai đoạn não phát triển nhanh nhất trong các giai đoạn của cuộc đời và là nền tảng cho sự thành công trong tương lai.

Bác sĩ Nguyễn Võ Kỳ Anh cũng nhắc các bậc cha mẹ lưu ý đừng đợi đến lúc con sinh ra mới bắt đầu quan tâm đến sự phát triển trí não, đến trí thông minh của bé. Vì bộ não của bé vốn đã phát triển với tốc độ "vũ bão" ngay trong giai đoạn còn trong bụng mẹ.

"Trọng lượng não bộ tăng đến 6 lần, từ khoảng 55 g vào tuần thứ 20 lên đến gần 330 g vào tuần 34. Vào thời điểm ra đời, bộ não của bé chứa đựng khoảng 100 tỷ nơ-ron tương đương với người trưởng thành", bác sĩ cho biết.

Đặc biệt, ở giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai, thân não của thai nhi gần như hoàn toàn trưởng thành. Chúng nằm ngay phía trên tủy sống và bên dưới vỏ não - khu vực trưởng thành cuối cùng. Lúc này, hệ thống thần kinh của thai nhi đã phát triển đủ để em bé biết giật mình nếu có những tiếng động lớn bên ngoài tử cung, hay thậm chí là có thể quay đầu về phía phát ra giọng nói của người thân. Nếu mẹ muốn dùng nhạc kích thích não bộ thai nhi thì đây chính là thời điểm thích hợp.

NGND.PGS.TS.BS Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD). Ảnh: NVCC.

Cách giúp bé phát triển trí não tối ưu

Nhiều người cho rằng cha mẹ thông minh mới sinh con thông minh, nhờ di truyền từ cha mẹ. Tuy nhiên, tại bàn tròn "Nuôi dạy con thông minh, ứng biến", bác sĩ Kỳ Anh cùng TS. Nguyễn Thị Thu Hậu và các khách mời đã giúp 100 bà mẹ tham gia trực tiếp và hàng ngàn bà mẹ theo dõi thông qua livestream trên Facebook và Livechat trên ứng dụng Clubhouse tiếp cận với những kiến thức khoa học mới nhất về phát triển trí não cho bé, đón đầu xu hướng dạy con tương lai.

Thực tế, sau khi rời bụng mẹ, trẻ sơ sinh đã có thể cảm nhận thế giới xung quanh qua tất cả các giác quan của chúng như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác... Cha mẹ, người chăm sóc trẻ có thể bắt đầu bằng việc giao tiếp, như nói chuyện với bé ngay sau khi sinh, và cả khi bé còn đang trong bụng mẹ. Số lượng và mức độ ngôn ngữ mà bé được nghe, được sử dụng tỷ lệ thuận với khả năng phát triển về ngôn ngữ của trẻ sau này.

Suốt những năm đầu đời, trẻ học hỏi thông qua chơi - trải nghiệm, mày mò, quan sát, bắt chước làm theo, hoặc tương tác sớm thông qua các hoạt động tự nhiên như nói, biểu cảm mặt, cử chỉ... vì vậy, cha mẹ nên tích cực dành cho bé những cử chỉ vuốt ve, ôm ấp, mỉm cười, nói chuyện âu yếm với trẻ bằng các ngữ điệu khác nhau, khuyến khích trẻ phát âm. mẹ nên hát ru con bằng những làn điệu nhẹ nhàng. qua đó, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. khi trẻ được kề chạm với cha mẹ, trẻ sẽ có cảm giác yên tâm, an toàn, tin cậy.

Bên cạnh đó, dinh dưỡng là nguồn lực quan trọng nhất để não bộ phát triển tối đa các cấu trúc thần kinh. Các bác sĩ khuyến cáo mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ, vì chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển mà còn ảnh hưởng lâu dài đến thể lực, trí tuệ và sức khỏe bé trong tương lai. Mẹ cần đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn, giữa chất bột đường, chất đạm, chất béo. Đặc biệt, chất đạm phải tăng về số lượng và chất lượng theo đúng nhu cầu khuyến nghị vì mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe vừa phải sản xuất sữa cho con. Bên cạnh đó, chế độ ăn của mẹ cũng cần có đủ hàm lượng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của con trong bữa ăn như vitamin D, canxi, sắt, DHA, vitamin E tự nhiên, chất béo thực vật...

Bằng những phương pháp khoa học đơn giản nhưng hiệu quả, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và tình yêu thương, mẹ có thể giúp bé phát triển trí thông minh, sự linh hoạt, ham học hỏi ngay từ những năm đầu đời và tự tin để thành công mai này.

Bảo Khánh

Suốt thai kỳ và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, cùng với chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ, mẹ có thể bổ sung hai ly Similac Mom Eye-Q ít béo, ít ngọt hằng ngày, góp phần giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, bổ sung DHA, Choline, Lutein, Vitamin E tự nhiên cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng khác giúp trẻ phát triển não bộ từ trong bụng mẹ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/can-quan-tam-phat-trien-tri-nao-tre-tu-nhung-nam-dau-doi-4254509.html)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất quyết định 32% chiều cao của trẻ, trong đó, Canxi đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc cải thiện chiều cao, giảm tỷ lệ gãy xương và tăng khối lượng xương đỉnh ở trẻ em. Còn vitamin D3 đóng vai trò kích thích hấp thu canxi, photpho, làm xương phát triển rắn chắc.
  • Thông tin được chia sẻ tại Hội thảo “Sức khỏe An toàn thực phẩm năm 2018” do Viện Kiểm Nghiệm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Quốc Gia và Hội Nữ Tri Thức Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 9/6.
  • Rối loạn tăng động giảm tập trung là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ. Chứng rối loạn tăng động giảm tập trung biểu hiện ở chỗ trẻ không lúc nào ngồi yên một chỗ mà luôn tay luôn chân vận động không ngừng.
  • Thường chúng ta sẽ chỉ nghe thấy các mẹ than phiền rằng: Con lười ăn lắm. Nhưng chúng ta ít nghe thấy các mẹ hỏi: Nấu sao để con hào hứng trong bữa ăn. Theo Bác sĩ Tường Vi, một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ là do cách chế biến của cha mẹ và gia đình.
  • Món ăn ngày tết thật phong phú và có sức lôi cuốn kỳ lạ đối với trẻ. Để giúp trẻ được vui tết trọn vẹn, phụ huynh nên biết cách chọn lựa những món ngon vừa mang tính bổ dưỡng vừa đảm bảo sức khỏe.
  • Sự thật là: Cho trẻ ăn đúng là một cuộc chiến thực sự. Thay vì tập trung vào ăn uống, trẻ sẽ phun thức ăn, chơi với thức ăn hay chạy vòng quanh.
  • Ngày tết là thời gian đặc biệt trong năm, cha mẹ ít có thời gian chăm lo cho bữa ăn của trẻ vì thế trẻ thường ăn uống, nghỉ ngơi...thất thường, nhiều trẻ đã béo phì thì càng béo phì, trẻ suy dinh dưỡng lại càng suy dinh dưỡng.
  • Mangyte -Đôi khi, có thể bạn đã bỏ qua một số lời khuyên của mẹ dành cho bạn vì nghĩ chúng không có tác dụng gì, thậm chí gây phiền hà. Nhưng có một sự thật là mẹ của bạn ngoài sự dịu dàng còn đầy khôn ngoan và kinh nghiệm.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Nghiên cứu cho thấy rằng, nên dạy trẻ về vấn đề tiền bạc, ngay từ khi chúng bắt đầu biết đếm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY