Làm đẹp hôm nay

Ta thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”

Càng gội đầu nhiều càng hỏng tóc

(SKGĐ) Trái với suy nghĩ gội đầu nhiều tóc sẽ bóng mượt, sạch sẽ, thoải mái. Nhưng thực tế nhiều người càng gội đầu nhiều tóc càng khô và dễ gãy… Bởi các loại dầu gội đầu thường chứa các chất có hại cho da đầu nếu sử dụng quá nhiều.

Còn lý do của chị Thái Thanh (Thanh Xuân, Hà Nội) thì lại khác, chị để tóc ngắn nên mùa hè ngày nào cũng gội đầu, giờ sang mùa đông chị cũng vậy, ngày nào chị không gội là thấy đầu óc bí bách, ngứa ngáy, đau đầu... Vì vậy để ngày hôm sau không bị đầu khó chịu, tốt nhất là ngày nào cũng phải gội đầu trong lúc tắm. Đã thế chị thường thay đổi dầu gội đầu thường xuyên vì nghĩ mình thay đổi mới từ mùi hương đến loại dầu gội mới tốt cho tóc và có hương thơm cuốn hút. Thế nhưng, gần đây chị Thanh đều có cảm giác tóc rụng nhiều hơn, da đầu có gàu, đặc biệt có những nốt mẩn đỏ, ngứa.

Sau khi đi khám bác sĩ kết luận, chị Thanh bị viêm chân tóc do gội đầu gãi quá nhiều và dùng quá nhiều dầu gội. Khi gội và sử dụng nhiều dầu gội thì lớp tế bào sừng trên cùng sẽ tổn thương và bong ra tạo điều kiện thuận lợi cho các vi nấm xâm nhập gây bệnh. Nhiều người mắc bệnh này nhưng ở thể nhẹ, chỉ đến khi quá ngứa, tóc rụng nhiều mới chịu đến bác sĩ khám. Thủ phạm hàng đầu là do hóa chất

Cứ dùng dầu gội đầu là có hóa chất, bởi dầu gội đầu thường bao gồm các thành phần như: Chất tạo bọt, chất tẩy rửa, muối ăn, muối amoni clorua, chất tạo mùi và các phụ gia tạo ẩm, mượt, dưỡng tóc... Các thành phần này đều được phép sử dụng, nếu dùng ít thì không độc, nhưng hãy cảnh giác với hàng giả vì chúng có thể chứa một lượng hóa chất lớn hoặc độc hại quá mức. Còn đối với người dùng tiếp xúc thời gian dài quá nhiều có thể gây ngứa, lở, nấm, gàu, rụng tóc….

Theo GS. Phạm Văn Hiển (Chủ tịch Hội Da liễu Quốc gia): Việc dùng dầu gội chỉ làm sạch tóc và da đầu. Bởi bình thường trên bề mặt da đầu luôn có lớp mỡ nhờn tiết ra để giữ ẩm và bảo vệ da. Nếu gội đầu nhiều lần, lớp dầu này mất đi thì da đầu dễ bị tổn thương, và lúc này tóc rất dễ rụng. Vì vậy, không nên ngày nào cũng gội đầu, đặc biệt là vào mùa đông rét buốt.

Thời tiết hanh khô cũng là thủ phạm

Cũng theo GS. Phạm Văn Hiển, thời tiết hanh khô thường là thủ phạm gây ra nhiều bệnh về da đầu và tóc khá phổ biến như: gàu, tóc rụng, tóc khô, xơ, hư hỏng, thậm chí bị nấm da dầu.

Bởi vào mùa này các tuyến dầu giảm hoạt động, không khí khô hanh, độ ẩm thấp. Rồi việc liên tục di chuyển từ môi trường lạnh, không khí ẩm ướt hoặc khô hanh bên ngoài vào môi trường trong nhà được sưởi ấm khiến da và tóc khô, chân tóc yếu, làm cho sợi tóc không có độ mềm mại, bị khô và xơ, nhiều gầu, tóc dễ gãy rụng.

Ngoài ra, hiện tượng rụng tóc theo mùa còn có thể do sinh lý, các bạn cũng cần phân biệt với rụng tóc theo mùa bệnh lý. Nếu bạn thường rụng tóc theo mùa với số lượng nhiều thì ắt là bệnh lý. Bạn cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng, nguồn nước, dầu gội… Còn tốt nhất là bạn nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác.

Bạn có biết

Bản chất của sợi tóc là protein sừng hoá, chất sừng đã chết thì không thể hấp thụ được gì. Vì vậy, việc tóc mượt, đẹp phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể là cách tốt nhất để có mái tóc đẹp.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/lam-dep/cang-goi-dau-nhieu-cang-hong-toc-15571/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY