Bác sĩ chuyên khoa da liễu thường khám chữa các bệnh mà nhìn thấy ngay được bằng mắt thường hoặc có sự trợ giúp của kính lúp. Nhìn thấy đó mà chẩn đoán lại là cả một việc rất khó khăn,
Bác sĩ chuyên khoa da liễu thường khám chữa các bệnh mà nhìn thấy ngay được bằng mắt thường hoặc có sự trợ giúp của kính lúp. Nhìn thấy đó mà chẩn đoán lại là cả một việc rất khó khăn, các thương tổn của nhiều bệnh da rất giống nhau. Bệnh da có thể nhìn thấy thương tổn nhưng không đọc được bệnh, không đưa ra được chẩn đoán bệnh cho người bệnh. Điều trị các bệnh da cũng rất phiền toái, xoa xoa bôi bôi, các Thu*c màu xanh đỏ, các loại kem, mỡ lem nhem… Mùa hè bôi cũng khổ, mùa đông còn khổ hơn nhiều. Thế nhưng so với các đồng nghiệp chuyên khoa khác như Hồi sức cấp cứu, Nhi khoa, Ngoại khoa… thì da liễu nhàn hơn.
Tôi thấy mình chọn nghề này là phù hợp với khả năng và tư chất của mình. Vốn là người không được khỏe mạnh, nhanh nhẹn và khéo léo nên tôi đã chọn nghề mà không đòi hỏi phải vất vả nhiều như các đồng nghiệp chuyên khoa khác. Tôi còn nhớ kỷ niệm về cố GS. Lê Kinh Duệ - nguyên Viện trưởng Viện Da liễu, Chủ nhiệm bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội. Trong một chuyến công tác cùng thầy, khi ngồi nghỉ sau một ngày làm việc, thầy hỏi tôi: “Anh có biết một bác sĩ da liễu giỏi là như thế nào không?”.
Tôi bắt đầu trình bày rất dài dòng, đề cập đến nhiều vấn đề thuộc chuyên ngành. Sau khi nghe tôi trình bày, thầy nói: “Bác sĩ da liễu không phải là anh giỏi về phong (trước đây gọi là bệnh hủi, bệnh cùi), bệnh hoa liễu (ngày nay gọi là các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c) mà anh phải giỏi các bệnh da - đó là cả một kho kiến thức rộng lớn”. Khi đó tôi chưa thật thấu hiểu điều thầy nói vì bệnh da vào thời đó rất đơn giản, chủ yếu các bệnh da do nấm, do nhiễm khuẩn, eczema… Điều trị cũng vậy, dù được chẩn đoán như thế nào thì cũng chỉ có mấy loại Thu*c bôi như xanh methylen, milian, castellani, cao cấp hơn là flucinar, synalar phải có đơn kèm theo ticket thì mới mua được. Đến những năm 90, chúng tôi được đi học ở nước ngoài về da liễu.
Khóa học đó thực sự hữu ích với chúng tôi, chương trình học, cách học, sách vở, tài liệu được cập nhật với thế giới. Từ đó tôi mới hiểu các bệnh da có rất nhiều bệnh, kiến thức là mênh mông, càng học càng thấy mình biết ít quá. Có khoảng 1.000 bệnh da, các bộ sách của các tác giả viết rất kinh điển như Dermatologie bằng tiếng Pháp của Robert Degos mà các thầy của tôi vẫn dùng trước đây đã ít được dùng. Thay vào đó là các bộ sách mới như Dermatology in General Medicine của Thomas Fitzpatrick, Texbook of Dermatology của Rook Wilkinson… Chúng tôi đọc, học với hết khả năng của mình. Những cố gắng của chúng tôi đã không uổng phí, được như ngày nay là nhờ phần nhiều vào năm học đó. Khi đó và đến tận bây giờ, tôi càng thấy
thấm thía những điều thầy Lê Kinh Duệ nói với tôi. Và thầy chính là tấm gương về việc học liên tục, khi đã lớn tuổi mà thầy vẫn tìm đọc các sách mới, cập nhật các kiến thức mới.
Một người thầy, một đàn anh trong nghề nghiệp mà tôi cũng học được nhiều là PGS.TS. Phạm Văn Hiển - nguyên Viện trưởng Viện Da liễu Quốc gia, Chủ nhiệm bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội. Mặc dù ông chỉ được học tiếng Tiệp khi làm nghiên cứu sinh và tiếng Bồ Đào Nha khi làm chuyên gia nhưng ông có thể đọc sách da liễu tiếng Anh, Pháp. Cách đọc của ông cũng rất đặc biệt, cách chẩn đoán bệnh rất biện chứng và sinh động. Đứng trước một người bệnh có bệnh khó chẩn đoán, khó điều trị, ông khám, đọc sách, ông đưa ra giả thuyết về nhiều bệnh và loại trừ dần các bệnh không phù hợp. Sau đó, đưa ra chẩn đoán lâm sàng, cho xét nghiệm hỗ trợ và cuối cùng là chẩn đoán xác định.
TS.BSCC.TTƯT. Nguyễn Duy Hưng (Bệnh viện Da liễu