Sức khỏe hôm nay

Cảnh báo hiếm muộn do Chlamydia

Bệnh do chlamydia lây truyền qua đường T*nh d*c (STD) phổ biến, lây nhiễm cho cả nam và nữ. Chlamydia có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn...
Bệnh do chlamydia lây truyền qua đường T*nh d*c (STD) phổ biến, lây nhiễm cho cả nam và nữ. Chlamydia có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, nghiêm trọng đến hệ sinh sản của phụ nữ, làm cho phụ nữ khó hoặc không thể mang thai về sau; nó cũng có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn ở nam giới, nên khả năng hiếm muộn, vô sinh rất cao.

Chlamydia là một loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virut. Chlamydia cư trú và gây bệnh tại cơ quan Sinh d*c cả nam lẫn nữ, đồng thời có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản.

Chlamydia lây truyền qua giao hợp không bảo vệ, theo mọi hình thức (*m đ*o, hậu môn, miệng). Ngoài ra, chúng còn có thể lây truyền từ mẹ sang thai khi thai sinh thường. Chlamydia còn có thể gây bệnh ở trực tràng, kết mạc mắt, gan, mô mềm.

Triệu chứng viêm đường Sinh d*c do chlamydia rất mờ nhạt. Cả nam và nữ đều thấy ra dịch bất thường nhưng không rõ ràng, không gây quá khó chịu. Các biểu hiện dễ nhận ra khi nhiễm chlamydia là phụ nữ thấy tiểu buốt, tiểu nhiều lần; *m đ*o tiết dịch bất thường, ngứa hay rát; đau bụng hoặc đau khi quan hệ T*nh d*c, khi có kinh. Với nam giới sẽ cảm nhận thấy D**ng v*t tiết dịch hơi trắng hay vàng; bỏng rát khi tiểu; rát và ngứa quanh bao quy đầu; đau ở hậu môn hay tinh hoàn hoặc lúc xuất tinh.

Biến chứng vô sinh hiếm muộn do nhiễm chlamydia

Ở phụ nữ, nhiễm chlamydia được xem là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung xuất tiết. Từ đây, chlamydia có thể đi vào niệu đạo gây viêm niệu đạo, đi ngược lên đường Sinh d*c gây bệnh lý vùng chậu. Hậu quả lớn nhất do chlamydia gây ra là hiện tượng dính và bít tắc. Rất nhiều trường hợp khi soi ổ bụng chẩn đoán hiếm muộn, thấy tử cung, thấy vòi tử cung (vòi trứng), buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ Sinh d*c nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng. Các trường hợp này can thiệp để vòi tử cung thông lại và có thai theo đường tự nhiên, thành công ít, thường có thai phải nhờ tới thụ tinh trong ống nghiệm. Trong thai kỳ, Chlamydia có thể gây vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sinh non, nhiễm trùng hậu sản và nhiễm Chlamydia cho trẻ sơ sinh. Về lâu dài, nhiễm đồng thời chlamydia và HPV (một loại virut) tăng khả năng ung thư cổ tử cung.

Ở nam giới, biến chứng chủ yếu do nhiễm Chlamydia là viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn, do đó có thể gây vô sinh. Một số nghiên cứu đang xem xét ảnh hưởng của chlamydia lên chất lượng tinh trùng.

Lời khuyên phòng bệnh

Khi nhiễm chlamydia đã có biến chứng thì việc chữa trị sẽ rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là biện pháp chủ đạo. Mọi người cần giữ vệ sinh bộ phận Sinh d*c sạch sẽ, quan hệ T*nh d*c an toàn (một vợ một chồng, dùng bao cao su), nên đi khám phụ khoa 2 lần/năm để tầm soát bệnh. Khi có những dấu hiệu khác lạ ở cơ quan Sinh d*c, cần đi khám chuyên khoa để được điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng.

BS. SONG NHI

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/canh-bao-hiem-muon-do-chlamydia-n121415.html)
Từ khóa: chlamydia

Chủ đề liên quan:

chlamydia hiếm muộn

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY