Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cảnh báo nhiễm herpes khi xăm môi

Một bệnh nhân nữ, 33 tuổi,xuất hiện tổn thương Herpes ở môi sau khi xăm 3 ngày.

Theo lời kể của bệnh nhân, khi hiện tổn thương Herpes ở môi được điều trị bằng Acyclovir và bôi kháng sinh tại chỗ, bệnh nhân hết tổn thương ở môi sau 1 tuần. Tuy nhiên 1 tuần sau đó, bệnh nhân xuất hiện tổn thương dát đỏ vùng cẳng, bàn tay 2 bên, ngứa nhiều, sau đó rải rác thân mình.Qua thăm khám và hỏi bệnh, các bác sĩ chẩn đoán: Đây là 1 trường hợp hồng ban đa dạng điển hình. Nguyên nhân hướng đến căn nguyên do nhiễm herpes sau phun xăm môi.

Vài đặc điểm về bệnh herpes

Bệnh do virus herpes simplex. Như ta biết herpes simplex có 2 nhóm. Herpes simplex nhóm II gây mụn rộp bộ phận Sinh d*c, nhóm I gây ra mụn rộp môi. Khoảng 80% dân số nhiễm virus này, nhưng bình thường chúng nằm yên trong cơ thể, chỉ có khoảng 25% phát bệnh, khi có điều kiện thuận lợi, xảy ra chủ yếu ở trẻ em và cả người lớn. Mỗi đợt kéo dài 1 - 3 tuần, tùy người một năm tái phát 1 - 2 lần, cũng có khi đến 5 - 6 lần. Dấu hiệu dễ thấy là bị ngứa, nóng, rát, đỏ da, có cảm giác lăn tăn ở môi, sau đó xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, tập trung thành từng đám trên môi hay quanh môi (đôi khi còn ở miệng, má, cằm, mũi). Những mụn này chứa đầy dịch, khi bị vỡ, dịch chảy ra ngoài làm lây bệnh. Đường lây do tiếp xúc, chủ yếu qua môi (hôn, dùng chung khăn mặt).

Trường hợp sức đề kháng yếu hoặc bị các bệnh làm suy giảm miễn dịch, bệnh thường nặng (lan rộng, kéo dài, có biến chứng). Còn lại đa số trường hợp khác, bệnh thường nhẹ, có thể tự khỏi trong vài tuần.

Bệnh Herpes môi, đôi khi được gọi là mụn nước sốt (sốt vỉ), là đám vết phồng rộp nhỏ trên môi và xung quanh miệng.

Bệnh Herpes môi do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Có 2 loại là HSV-1 và HSV-2. Cả 2 loại đều có thể gây loét xung quanh miệng (herpes labialis) và trên cơ quan Sinh d*c (herpes genital).

Virus herpes simplex thường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương trên vùng da xung quanh và bên trong miệng. Nó thường lan rộng khi ta tiếp xúc với vết phồng hoặc chất dịch nhiễm bệnh - như ăn chung, dùng chung dụng cụ hoặc dao cạo, hôn người bị bệnh hoặc tiếp xúc với nước bọt của người ấy. Cha mẹ bị bệnh thường lây bệnh cho con họ theo cách này. Herpes môi cũng có thể lan tới các vùng khác của cơ thể.

virus herpes simplex

Bệnh Herpes môi là đám vết phồng rộp nhỏ trên môi và xung quanh miệng do virus Herpes simplex (HSV) gây ra. Vùng da xung quanh chỗ phồng thường đỏ, sưng lên và đau nhức. Chỗ phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra và sau đó đóng vảy rồi biến mất sau vài ngày tới 2 tuần.

Ngoài ra còn có thể có những triệu chứng khác như: Miệng bị đau ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngủ. Mụn rộp có thể gây đau đớn; Bị sốt; Bị đau họng; Sưng hạch cổ; Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ. Lần đầu nhiễm virus có thể không biểu hiện mụn rộp. Tuy nhiên nếu biểu hiện, nó thường nghiêm trọng hơn những lần bùng phát sau này. Trong lần đầu phát bệnh, mụn rộp có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng.

Sau khi bị nhiễm, virus sẽ tồn tại trong cơ thể và trở bệnh tái đi tái lại suốt quãng đời còn lại của bạn.

Bệnh mụn rộp tái diễn thường phát triển ở mép môi. Giai đoạn tiền phát trong khoảng 6 đến 48 giờ đầu tiên khi mụn chưa mọc, bạn sẽ có cảm giác nhoi nhói, nóng, ngứa, tê, căng hoặc đau ở vùng nhiễm bệnh.

Những nguyên nhân kích thích bệnh mụn rộp tái phát gồm: Tiếp xúc với ánh mặt trời, đặc biệt vùng môi; Căng thẳng hay mệt mỏi; Bị nhiễm bệnh khác chẳng hạn như cảm hoặc cúm; Dị ứng thực phẩm; Chữa răng hay tổn thương vùng môi hay nướu;Hệ thống miễn dịch suy yếu; Phẫu thuật thẩm mỹ ví dụ như xóa sẹo hay làm mịn da bằng tia laser; Mang thai và thay đổi hormone phụ nữ do chu kỳ kinh nguyệt; Bệnh mụn rộp sẽ nặng và lâu hơn ở người có miễn dịch bị suy yếu so với người khỏe. ..

Cảnh báo nhiễm herpes khi xăm môi

Ai sẽ bị nguy hiểm nhất nếu bị mụn rộp?

HSV1 gây bệnh ở da, niêm mạc phần trên của cơ thể (từ rốn trở lên) như mắt, mũi, miệng, tay. Chúng lây truyền bằng tiếp xúc trực tiếp với virus qua trầy xước, hoặc qua nước bọt. Hôn là hành động khiến bạn dễ bị lây nhiễm loại virus này.

HSV2 gây bệnh ở da niêm mạc bộ phận Sinh d*c. Bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Virus lây qua người có bệnh, khiến vùng Sinh d*c, tam giác có mụn nước mọc thành chùm. Do vậy,  bất cứ ai tiếp xúc với virus HSV đều có thể bị mụn rộp. Tuy nhiên, rất nhiều người có mang virus nhưng chưa từng biểu hiện bệnh.

Ở người có hệ miễn dịch yếu, thì sẽ bị nguy hiểm hơn vì bệnh mụn rộp sẽ nặng và lâu khỏi hơn.

Một dạng của nhiễm virus HSV hay gặp nhiều nhất ở trẻ 1 đến 3 tuổi. Dạng này (mụn rộp tiền phát) có thể gây sốt cao, nổi mụn khắp miệng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Nó có thể trở nên nghiêm trọng hơn mặc dù bệnh có thể lành khá nhanh.

Làm sao để phòng tránh?

Về điều trị,  người bệnh phải dùng Thu*c kháng virus. Khi khỏi bệnh, bạn cũng cần phải tránh stress, hạn chế đi lại, thức khuya và các nguy cơ nhiễm khuẩn khác để tránh bệnh tái phát. Trường hợp tái phát trên 6 lần/năm phải dùng Thu*c dự phòng.

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, số bệnh nhân nhiễm virus herpes khá phổ biến. vì  bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, người bệnh đau rát, khó chịu, đặc biệt rất tự ti vì hay bị ở môi, mặt gây mất thẩm mỹ.

Hiện số người mang virus herpes trong cuộc sống rất cao, khi gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ phát thành bệnh, đồng nghĩa tăng nguy cơ lây nhiễm. Điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập gây bệnh thường là tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương...), chấn thương răng - miệng (nhổ, trám răng...), sốt, cảm cúm, các bệnh nhiễm trùng (như viêm đường hô hấp trên...), kinh nguyệt, có thai, suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần, chấn thương thể chất, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư...).

Vì vậy, mọi người cần lưu ý không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như hôn, sờ, chạm, quan hệ T*nh d*c... Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm… Không trang điểm khi đang bị mụn rộp hay vết lở. Khi bị bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Các trường hợp do virus HSV, bệnh nhân có thể xuất hiện tổn thương herpes ở môi 10 – 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng của hồng ban đa dạng. Hồng ban đa dạng tái phát thường do nhiễm HSV1, với nhiều đợt bệnh trong một năm và diễn biến trong nhiều năm. Hồng ban đa dạng phần lớn tự khỏi hoàn toàn sau 3 – 6 tuần do vậy điều trị chủ yếu bao gồm hỗ trợ, theo dõi tiến triển bệnh. Những trường hợp nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì vậy, trước khi tiến hành các thủ thuật vùng mặt, bác sĩ cần khai thác kỹ tiền sử herpes tái phát nhiều lần, herpes ở vùng điều trị. Những trường hợp này cần được dự phòng Thu*c kháng virus như acyclovir, valacyclovir… 2 ngày trước và 3 ngày sau khi điều trị.

Không nên xem nhẹ các phương pháp làm đẹp đơn giản mà chủ quan dẫn đến “tiền mất tật mang”. Để đảm bảo an toàn, đẹp, bền, bệnh viện Da liễu Trung ương khuyến cáo nên đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, có chuyên môn và yêu cầu tiệt trùng dụng cụ, thay kim xăm để phòng tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

BS. Nguyễn Thanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-nhiem-herpes-khi-xam-moi-n177922.html)
Từ khóa: xăm môi

Chủ đề liên quan:

xăm môi

Tin cùng nội dung

  • Khoai lang là loại thực phẩm vừa rẻ lại chứa nhiều dinh dưỡng nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, với những người vừa thực hiện xăm môi ăn khoai lang được không? Cùng tìm hiểu nhé.
  • Sau khi thực hiện phun xăm môi, bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian ngắn khoảng 5 - 7 ngày để da môi bong vảy và phục hồi, từ 1 - 2 tháng để môi lên màu sắc chuẩn nhất. Nhiều câu hỏi được đặt ra là phun xăm môi nên kiêng gì trong bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết được câu hỏi trên?
  • Không phải ai cũng có một đôi môi xinh, các bạn gái vẫn có thể “cải tạo” đôi môi có chút khuyết điểm của mình trở nên quyến rũ hơn.
  • Xăm chân mày hoặc môi là cách làm đẹp dễ, thời gian ngắn chỉ vài ngày là lành, nhưng cũng kéo theo nguy cơ hại sức khỏe.
  • Bạn có đồng ý với Miss Trâm điều này: “Mặc dù là Nam giới nếu không xử lý môi thâm nam bị sạm thì nó cũng làm cho bạn thiếu tự tin khi giao tiếp với người đối diện?”
  • Trên thị trường thẩm mỹ hiện nay đang có rất nhiều phương pháp cũng như tên gọi khác nhau về làm đẹp môi. Bởi sự đa dạng về công nghệ đã khiến không ít chị em băn khoăn khi lựa chọn. Bài viết này Chuyên gia tại Viện Thẩm Mỹ Miss Trâm sẽ phân tích chi tiết về 3 công nghệ này. Bạn hãy đọc đến cuối bài để lựa chọn cho mình phương pháp làm đẹp môi phù hợp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhé!
  • Trước sự cố y khoa về làm đẹp liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi đến Sở Y tế và các cơ quan ban ngành, UBND quận, huyện về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.
  • Bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng Khoa Khám bệnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, vừa cho biết năm 2017, cả nước có khoảng 967.000 người bị nhiễm viêm gan C nhưng chỉ có 74.000 người được chẩn đoán bệnh trước đó.
  • Không ai có thể lường trước rằng, thú chơi này có thể khiến nhiều người phải hối hận suốt đời bởi mối nguy hiểm tiềm tàng gây nguy hại lớn tới sức khỏe.
  • Thời gian gần đây bạn bè em hay mua miếng dán xăm môi đủ các loại để sử dụng. Em cũng thử dùng thấy hơi ngứa và khi gỡ bỏ môi bị khô nên sợ có hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY