Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cảnh báo những điều nguy hiểm khi rửa mũi cho trẻ

Ngày 12/1, một bé trai 2,5 tháng tuổi ở Bắc Giang đã ngưng thở do sặc, khi người nhà dùng xilanh bơm nước muối S*nh l* để rửa mũi cho bé. May mắn người nhà đã kịp thời hô hấp nhân tạo cho bé trước khi đưa vào viện cấp cứu.

Rửa mũi cho trẻ là biện pháp được nhiều mẹ áp dụng mỗi khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi… tuy nhiên, rửa mũi không đúng cách có thể gây ra vô vàn tác hại như viêm tai giữa, chảy máu mũi, đau hốc mũi, thậm chí có trường hợp còn nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp của bé trai ở bắc giang chỉ là một trong nhiều trường hợp bé bị nguy hiểm khi cha mẹ rửa mũi không đúng cách. bởi khi rửa mũi, trẻ thường bị giật mình do động tác bơm rửa mũi nên dễ bị hít sặc nước muối, dẫn đến tím tái, ngưng thở, thiếu oxy lên não. chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý những nguy cơ có thể xảy ra cho bé khi thực hiện động tác này.

Trường hợp bé trai ở Bắc Giang bị nguy hiểm khi cha mẹ rửa mũi không đúng cách. (Ảnh: BVCC).

Trẻ có thể bị sặc

Đáng lưu ý là các loại xilanh cha mẹ dùng để rửa mũi cho trẻ thường có áp lực cao, dễ gây sặc. khi trẻ vừa khóc, vừa sặc rất nguy hiểm bởi nước có thể vào đường thở của trẻ, vào phổi. thậm chí, nếu nguy hiểm, trẻ có thể ngưng thở, thiếu oxy lên não gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ bị sang chấn tâm lý

Nếu trẻ đã từng bị sặc sẽ rất sợ mỗi khi nhìn thấy bố mẹ chuẩn bị dụng cụ để rửa mũi. sợ hãi sẽ tạo thành phản ứng bảo vệ, khiến trẻ căng cứng mình, không hợp tác việc rửa mũi hoặc gào thét, lại dẫn đến sặc hoặc không rửa mũi thành công.

Tổn thương niêm mạc

Việc hút mũi, rửa mũi trẻ với áp lực không chính xác hoặc mạnh quá có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. đầu xilanh nhọn và sắc cũng dễ gây chảy máu mũi, xước niêm mạc mũi của trẻ.

Những loại xilanh này có áp lực cao dễ gây tổn thương niêm mạc mũi cho trẻ. (Nguồn: Sưu tầm).

Nhiễm trùng nặng hơn

Dụng cụ rửa mũi không được làm sạch, không được hấp tiệt trùng, tay người thực hiện không rửa sạch chính là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn. tại bệnh viện, tất cả các dụng cụ rửa mũi, hút mũi đều phải được hấp tiệt trùng để đảm bảo vô trùng.

Viêm tai giữa

Ths.bs đào đình thi – bệnh viện tai mũi họng trung ương cho biết: chỉ dùng xilanh rửa mũi khi không viêm. nếu mũi đang bị viêm (ngạt mũi) mà bơm nước muối S*nh l* vào một bên thì bên kia sẽ không chảy ra được. nước muối bị tắc sẽ xì ra hai bên tai, tồn đọng ở tai cộng với dịch mũi chảy ngược lên sẽ gây viêm tai giữa.

Bs khuyến cáo, chỉ nên dùng xilanh cho những trường hợp bị viêm mũi mạn tính nhưng mũi vẫn thông. nếu mũi bị nghẹt thì tuyệt đối không áp dụng cách này. nếu vẫn muốn rửa mũi bằng xilanh thì cần nhỏ Thu*c co mạch để thông mũi rồi mới bơm dung dịch rửa mũi vào, tránh gây viêm tai giữa. chính vì không hiểu điều này nên nhiều mẹ “kêu ca” về việc rửa mũi gây viêm tai giữa.

Trẻ có thể bị viêm tai giữa nếu như cha mẹ không rửa mũi đúng cách. (Ảnh minh hoạ).

Để tránh gặp phải những trường hợp trên, cha mẹ cần lưu ý rửa mũi đúng cách hoặc chỉ thực hiện vệ sinh mũi . theo các bác sĩ, khi trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, mẹ cần nhỏ 2-3 giọt nước muối S*nh l* vào mũi trẻ cho loãng dịch mũi. với trẻ trên 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể dùng dụng cụ xịt mũi dạng phun sương để xịt nhẹ 1-2 lần vào mỗi bên lỗ mũi trẻ. chờ vài phút rồi hướng dẫn trẻ xì mũi ra. nếu trẻ chưa biết xì mũi thì có thể làm bấc sâu kèn để lấy gỉ mũi và nước mũi ra ngoài.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/canh-bao-nhung-dieu-nguy-hiem-khi-rua-mui-cho-tre-549725.html)

Tin cùng nội dung

  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY