Dinh dưỡng hôm nay

Cảnh giác với hiện tượng ho ra máu

Ho ra máu là khạc ra máu trong khi ho. Máu xuất phát từ thanh quản trở xuống.

1. Định nghĩa

Ho ra máu là khạc ra máu trong khi ho. Máu xuất phát từ thanh quản trở xuống.

2. Nguyên nhân

a. Ở phổi:

- Lao phổi: là nguyên nhân thường gặp nhất. Nên làm các xét nghiệm đờm, tìm vi khuẩn lao, chiếu và chụp Xquang phổi, làm phản ứng bì để tìm phản ứng của cơ thể với lao. Nên nghĩ tới nguyên nhân lao, nếu người bệnh có sốt âm ỉ kéo dài, toàn trạng suy sụp dần, và húng hắng ho ra đờm lẫn máu.

- Các bệnh nhiễm khuẩn gây tổn thương ở phổi: Viêm phổi, áp xe phổi, cúm, xoắn khuẩn gây chảy máu vàng da.

- Các bệnh khác của đường hô hấp: Giãn phế quản, ung thư phổi, kén sán chó ở phổi (rất ít gặp), sán lá phổi, nấm phổi (actinomycoses, aspergilloses), bướu hơi ở phổi.

- Cần phải theo dõi lâm sàng, xét nghiệm đờm, làm các phản ứng sinh vật dặc biệt, chiếu chụp Xquang phổi và phế quản để chẩn đoán nguyên nhân ho ra máu được chính xác.

b. Ngoài phổi:

- Bệnh tim mạch: Các bệnh làm tăng áp lực tiểu tuần hoàn. Ví dụ xẹp van hai lá, suy tim trái do cao huyết áp: người bệnh ho ra máu kèm theo khó thở, có khi lên cơn hen tim, phù phổi cấp. Không nên chẩn đoán vội vàng nguyên nhân ho máu trước khi khám toàn diện bệnh, nhất là tim mạch.

- Tắc động mạch phổi: người bệnh đau ngực nhiều hoặc ít, có ho ra máu đỏ thẫm, mạch nhanh, sốt nhẹ. Có thể có phản ứng màng phổi. Rivalta dương tính. Chụp phổi có thể thấy hình mờ tam giác nếu tắc một nhánh nhỏ. Tắc động mạch phổi hay xảy ra ở những người có tổn thương ở tim, ở những người đẻ, người mới mổ, người nằm lâu do điều trị bệnh mạn tính, người bị ung thư phổi.

- Vỡ phồng quai động mạch chủ: thường gây ra ho máu rất nặng đưa tới Tu vong…

- Bệnh về máu: các bệnh làm thay đổi tình trạng đông máu có thể gây ho ra máu: suy tuỷ xương, bệnh bạch cầu, bệnh máu chảy lâu, v.v… ho ra máu ở đây chỉ là một triệu chứng trong bệnh cảnh chung.

3. Triệu chứng

- Ho ra máu chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân, nhưng triệu chứng ho lâm sàng nói chung có nhiều điểm gíông nhau trong mọi trường hợp.

- Ho ra máu có thể xảy ra đột ngột, người bệnh cảm thấy khó thở, thở nhẹ, hoặc sau khi hoạt động mạnh, sau khi ăn nhiều, nói nhiều, xúc cảm mạnh, thay đổi thời tiết đột ngột, hoặc trong giai đoạn hành kinh.

- Tiền triệu: ngay trước khi ho, người bệnh có cảm giác nóng trong ngực, khó thở nhẹ, ngứa trong họng rồi ho.

- Tính chất ho: giữa cơn ho: khạc ra máu tươi lẫn bọt, thường lẫn đờm.

4. Phân loại

- Thể nhẹ: một vài bãi đờm lẫn máu.

- Trung bình: 300-500ml.

- Nặng: nhiều hơn, gây tình trạng suy sụp nặng toàn thân và thiếu máu nặng.

- Rất nặng: làm cho người bệnh ch*t ngay vì khối lượng máu quá lớn vì nghẹt thở, hoặc bị sốc, tuy máu mất đi chưa nhiều lắm.

5. Chẩn đoán

- Nên xem toàn trạng: vẻ mặt xanh xao, vã mồ hôi, sốt hay không, mạch, huyết áp. Nên chú ý tới tình trạng khó thở, ho, đau ngực, nhiều hay ít. Thăm khám thực thể: nghe ngực có thể thấy tiếng ran nổ hoặc ran bọt, khu trú hay rải rác. Có thể chụp phổi, nếu toàn trạng người bệnh cho phép.

- Sau khi ho ra máu: cơn ho có thể kéo dài vài phút tới vài ngày. Máu khạc ra dần dần có màu đỏ thẫm, nâu, rồi đen lại, gọi là đuôi ho ra máu. Đuôi ho ra máu là máu đông còn lại trong phế quản, được khạc ra ngoài sau khi máu đã ngừng chảy. Đuôi kết thúc ho ra máu.

Cần phân biệt ho máu với:

- Nôn ra máu: máu nôn ra lẫn thức ăn, đỏ thẫm, có khi là máu cục, ít bọt sau đó nguời bệnh đi ỉa ra phân đen.

- Cảm giác trước khi nôn ra máu là nôn nao, khác với ho ra máu là nóng và ngứa ở ngực và cổ.

- Chảy máu cam: nên khám xem hai lỗ mũi có máu không.

- Chảy máu trong miệng: Không nóng và ngứa trong ngực và cổ. Nên khám miệng: niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.

6. Điều trị

Nguyên tắc chung: bất động, an thần, cầm máu, giảm ho, kháng sinh phòng bội nhiễm và điều trị căn nguyên

Đặt bệnh nhân nằm bất động ở tư thế Fowler (Trong tư thế này, bệnh nhân được ngồi thẳng đứng hoặc nghiêng về phía sau với góc 45-60 độ) với đầu gối có thể cong hoặc thẳng.). Nếu ho ra máu nặng cần đặt bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng về phía nghi có tổn thương. Tránh hỏi và thăm khám nhiều. Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp, làm xét nghiệm cấp cứu: hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, công thức bạch cầu, Hematocrit, nhóm máu, chụp Xquang tại giường . Theo dõi sát tình trạng toàn thân và số lượng máu trong 24 giờ. Cho bệnh nhân ăn chế độ lỏng, nguội.

Thu*c ngủ và an thần tác dụng trấn tĩnh và giảm phản xạ ho, rất cần trong cấp cứu khái huyết.

7. Phòng ngừa

Như trên đã nói, có nhiều nguyên nhân ho ra máu nên việc phòng ngừa cần phòng ngừa nguyên nhân. Đặc biệt phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh về hô hấp (lao, viêm phế quản…), tránh hút Thu*c, điều trị bệnh huyết áp…

8. Địa chỉ khám chữa bệnh:

1. Khoa hô hấp Bệnh Viện Bạch Mai

- Địa chỉ : 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai,Quận Đống Đa, Hà Nội.

- Điện thoại (04) 3869.3731 Fax (08-44) 38691800.

- Website : www.bachmai.gov.vn

2. Bệnh viện phổi Trung Ương

- Địa chỉ: 463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

- Điện thoại (08-44) 38 326 249.

3. Bệnh viện Thống Nhất

- Địa chỉ : Số 1 Lý Thường Kiệt – Quận Tân Bình – TPHCM

- Điện thoại: (08) 3864 0339

4. Bệnh viện Chợ Rẫy.

- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. HCM.

- Điện thoại: (08) 3855 4137 - 3855 413.

Các bệnh viện đa khoa: Khoa Hô Hấp

Nguồn: http://ykhoa.net, http://vi.wikipedia.org

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c14635176801b3e1d283b03)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Mấy hôm nay tự dưng tôi thấy đi tiểu hơi buốt, nước tiểu không trong như bình thường mà có màu nâu nâu như máu làm tôi rất lo lắng.
  • Khi thấy các vết bầm tím trên da xuất hiện thường xuyên, chúng ta không nên chủ quan bởi vì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Có rất nhiều nguyên nhân có thể được nhắc tới khi bạn có dấu hiệu xuất tinh ra máu như viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo.
  • Tôi 42 tuổi, sức khỏe bình thường. Gần đây, tôi hay đi tiểu buốt và nước tiểu mấy hôm nay có màu hơi hồng giống như máu nên tôi rất lo lắng.
  • Tôi đi khám thì được biết bị nôn ra máu do rách thực quản. Xin bác sĩ nói rõ về bệnh này, nguyên nhân do đâu và cách phòng chữa.
  • Em bị viêm nang lông, nhưng khi dùng Thu*c thì thấy xuất hiện triệu chứng nóng ở đầu tiết niệu, rất khó chịu. Trước đó em có đi tiểu ra máu cục.
  • Lúc đầu đi tiểu rất nhiều lần, mỗi lần tiểu 1 ít và máu ra vài giọt. Bây giờ em đi tiểu ít lại nhưng vẫn ra máu, bụng đau buốt.
  • Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.
  • Nôn ra máu là triệu chứng thường do bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm: thực quản, dạ dày, và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Nôn ra máu thường co chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng
  • Đi tiêu ra máu là thuật ngữ y khoa, dùng để mô tả máu xuất hiện trong phân. Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân đại tiện, đi tiêu, đi cầu ra máu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY