- Để cấp cứu cho làn da cháy nắng ngay lập tức, chị em nên ngâm da trong nước lạnh khoảng 15 phút đẻ giảm sưng.
- Dùng dưa chuột hoặc khoai tây cắt lát đắp lên vùng da cháy nắng sẽ đem lại cảm giác dịu mát, dễ chịu. Dùng một nhanh lô hội thoa lên vùng da cháy nắng cũng đem lại tác dụng này.
- Dùng một ấm trà xanh để nguội, ngâm miếng vải sạch trong ấm trà sau đó đặt lên vùng da bị cháy nắng từ 10-15 phút…
Đừng quên kem chống nắng
Để hạn chế tác động của ánh nắng với da trong mùa hè chói chang, cách duy nhất là khi ra nắng chị em nên tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bằng cách bôi kem chống nắng, đội mũ, mặc áo chống nắng. Đi du lịch mùa hè, chị em chớ quên những biện pháp bảo vệ sơ đẳng này.
Kem chống nắng nên bôi trước khi ra nắng 20 phút và phải tính toán thời gian chống nắng của sản phẩm thông qua chỉ số SPF (Sun Protectinon Factor) - là chỉ số chống tia UVB của sản phẩm. Tia UVB chính là tác nhân khiến da bị cháy nắng. Tỉ lệ tia cực tím của tia UVB trước 10h sáng và sau 2h chiều là 1%. Trong khoảng thời gian từ 10h sáng tới 2h chiều là 5%.
Cách tính thời chống nắng của sản phẩm như sau: 1 SPF = 15 phút. Nếu sản phẩm có chỉ số SPF là 30 thì tương đương với 450 phút = 7h 30 phút bảo vệ. Kem chống nắng chỉ có tác dụng bảo vệ da trong khoảng thời gian đã tính toán, sau đó, chị em nên bôi một lớp kem khác để bảo vệ da.
Các chỉ số SPF phổ biến là 15, 20, 30, 40, 50, 60… Nếu chị em không thường xuyên làm việc ngoài trời thì chỉ cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15-30 là phù hợp. Nếu chị em có ý định phơi nắng để có được làn da rám nắng khỏe mạnh thì nên sử dụng loại kem chống nắng chuyên dụng.
Chữa cháy nắng đơn giản
1. Sữa: Một ly sữa lạnh vừa bổ dưỡng vừa giúp giải nhiệt cho mùa hè, lại còn có tác dụng hơn thế nữa. Thoa sữa lên da cháy nắng sẽ có tác dụng giảm đau. Sữa lạnh được cho là có tác dụng làm dịu cơn đau, ngứa và rát. Sữa chua dường như cũng có tác dụng tương tự.
2. Mật ong: Mật ong là một chất kháng khuẩn và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có thể giúp chữa lành vết thương. Sử dụng mật ong cho vùng da bị cháy nắng có thể giúp da tái tạo, phát triển các tế bào biểu mô da mới.
3. Kem cạo râu: Kem cạo râu thường có bạc hà và những loại chất giúp làm dịu mát da, trong đó, tinh dầu bạc hà có tác dụng giúp hạ nhiệt làn da một cách nhanh chóng.
4. Cà chua: Một nghiên cứu tại Đức cũng cho thấy, bôi sốt cà chua lên da giúp chống nắng, có thể do cà chua giàu lycopene, chất giúp giảm phản ứng cháy nắng từ bức xạ tia cực tím.
5. Nước mát: Thông thường khi bị bỏng, chúng ta thường tìm cách làm mát vùng da bị bỏng ngay lập tức. Tắm nước mát hay chườm đá sẽ giúp hạ nhiệt và mang lại cảm giác dễ chịu cho da.
Bình Nguyên
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: