Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cấp cứu trầm cảm ở TP HCM

Ngày 22/7, Sở Y tế TP HCM triển khai thử nghiệm mô hình cấp cứu trầm cảm, do Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần TP HCM đảm trách.

Khi có người mắc biểu hiện chứng trầm cảm nặng, bạn gọi đến số 115 (số trực cấp cứu của Trung tâm 115 TP HCM) hoặc 19001267 (số điện thoại chăm sóc khách hàng của Bệnh viện Tâm Thần TP HCM).

Nhân viên y tế trực tổng đài tiếp nhận cuộc gọi sẽ hỏi một số câu hỏi sàng lọc, báo tin khẩn đến đội cấp cứu ngoại viện 115. các thành viên trong đội sau đó tiếp cận hiện trường, thuyết phục và đưa người bệnh đến bệnh viện tâm thần để được chăm sóc và điều trị. khi tình trạng rối loạn tâm thần thuyên giảm, người bệnh sẽ được chuyển về địa phương chăm sóc ngoại trú thông qua mạng lưới chăm sóc rối loạn tâm thần dựa vào cộng đồng.

Theo giám đốc sở y tế tp hcm tăng chí thượng, hoạt động cấp cứu trầm cảm nhằm kịp thời tiếp cận người bệnh để chăm sóc, điều trị chuyên khoa kịp thời những trường hợp có biểu hiện trầm cảm thể nặng. trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần khá phổ biến, biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến trung bình và đáng ngại nhất là thể nặng vì hầu hết người mắc chứng trầm cảm ở thể này thường sẽ tìm đến cái chết, cần kịp thời phát hiện các dấu hiệu tự sát và gọi đội cấp cứu đến hỗ trợ.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm rất đa dạng. Triệu chứng chung là buồn rầu, chán nản, bi quan, tuyệt vọng kéo dài hơn hai tuần. Ngoài ra, người bệnh còn giảm các ham muốn, sở thích cá nhân, hay mệt mỏi, giảm tập trung, do dự không quyết đoán, giảm tự tin, nghĩ về tương lai ảm đạm bi quan, rối loạn ý định và hành vi, rối loạn giấc ngủ, ăn uống kém... Trầm cảm khiến người bệnh mất ý chí muốn sống, không còn nghĩ tới tương lai và luôn muốn quyên sinh. 70% bệnh nhân tự sát có liên quan các bệnh lý rối loạn về tâm thần bao gồm trầm cảm.

Hoạt động cấp cứu trầm cảm cũng nằm trong lộ trình chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần hậu covid-19 cho người dân tp hcm. nhiều báo cáo khoa học trên thế giới ghi nhận tác động của dịch bệnh covid-19 lên sức khỏe tâm thần của người dân. theo tổ chức y tế thế giới, trong năm đầu tiên của đại dịch, tỷ lệ người dân mắc chứng lo âu và nặng hơn là bị trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25%. phần lớn các quốc gia đưa hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội vào kế hoạch ứng phó với dịch covid, song thực tế vẫn còn nhiều khoảng trống.

Thời gian qua, thành phố đã xây dựng được mạng lưới chăm sóc, quản lý từ bệnh viện chuyên khoa đầu ngành đến trạm y tế phường, xã, với mục tiêu chăm sóc sức khỏe người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng. Hiện, các bệnh viện thành phố có khoảng 90 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần. Các phòng khám tâm thần thuộc các trung tâm y tế quận huyện sẽ chăm sóc, quản lý người bệnh tâm thần đã điều trị ổn định từ các bệnh viện có chuyên khoa này. Trạm y tế phường, xã chăm sóc người bệnh tâm thần ổn định và đến nhà cấp phát thuốc cho một số trường hợp đặc biệt.

Sở Y tế TP HCM đào tạo nhân viên y tế, cộng tác viên điều trị tâm lý tại tuyến cơ sở; chăm sóc và nâng đỡ tinh thần người bệnh bằng các biện pháp tư vấn dinh dưỡng, chế độ luyện tập, kết hợp các phương pháp y học hiện đại và cổ truyền. Lãnh đạo Sở sẽ họp định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất để sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cap-cuu-tram-cam-o-tp-hcm-4490877.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi năm nay 35 tuổi đã có vợ và 2 con, gần đây luôn cảm thấy rất chán nản, tâm trạng bồn chồn lo lắng.
  • Khi có dấu hiệu bị trầm cảm, bạn hãy điều chỉnh ngay hành vi của mình nếu không muốn tình hình trở nên tồi tệ hơn.
  • Nhận biết dấu hiệu trầm cảm là việc quan trọng đầu tiên, có thể dựa vào một số triệu chứng: mệt mỏi, mất năng lượng, đau nhức cơ thể, khó ngủ, hay cáu gắt...
  • Để biết bạn có bị trầm cảm không, hãy trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng và trung thực, thẳng thắn.
  • Theo TS.BS Đỗ Minh Loan - Phụ trách khoa Sức khỏe vị thành niên – Bệnh viện Nhi Trung ương, trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên. Đáng báo động, tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái ch*t là 6,3%, ngoài ra trẻ còn lập kế hoạch Tu tu và cố gắng Tu tu...
  • Vụ một sản phụ trẻ ra tay sát hại đứa con đứt ruột đẻ ra mới 33 ngày tuổi ở Hà Nội gióng lên hồi chuông cảnh báo về phát hiện sớm và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho những đối tượng đặc biệt này.
  • Theo đánh giá trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác trên toàn cầu, hơn 2/3 số vụ tử sát trên toàn cầu là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trầm cảm là một yếu tố góp phần chính gây nên các vụ Tu tu. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở người lớn và người già mà thậm chí còn xảy ra ở cả trẻ nhỏ và vị thành niên.
  • Rối loạn trầm cảm thường chiếm một vị trí quan trọng trong bệnh lý của các bệnh tâm thần. thời gian gần đây,
  • Khác với chị em hay chuyển cảm xúc tiêu cực thành nước mắt, phái mạnh thể hiện dấu hiệu trầm cảm bằng những cơn giận dữ khác thường.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY