Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cập nhật ngay 5 cách phòng ngừa đột quỵ hữu hiệu nhất tại nhà

Đột quỵ là căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh. Sau đây là chia sẻ 5 cách phòng ngừa đột quỵ đơn giản và hiệu quả nhất.

Ngày càng có nhiều người bị đột quỵ. Bệnh đột quỵ xuất hiện đột ngột, tỷ lệ Tu vong cao và để lại di chứng dù đã được cứu sống. Mặc dù vậy, đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa. Chủ động trang bị tại nhà là điều cần thiết để giúp người thân và chính bản thân mình có thể phòng ngừa chứng đột quỵ quái ác.

1. Bệnh đột quỵ là gì?

Bệnh đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi nhu mô não bị thiếu máu nuôi, mạch máu vỡ không do chấn thương (xuất huyết não) hoặc mạch máu bị tắc nghẽn (nhồi máu não).

Đột quỵ là căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh

Lượng máu đến não không đủ sẽ khiến não ngừng hoạt động rồi ch*t đi trong khoảng vài giây đến vài phút. Những dấu hiệu nhận biết của bệnh đó là liệt nửa người, nói khó, không nói được hoặc hôn mê…

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể lấy đi tính mạng của ta bất kỳ lúc nào hay có thể để lại di chứng nặng nề như liệt nửa người hoặc toàn thân.

Không phải ai cũng nắm chắc kiến thức về nguyên nhân và cách phòng ngừa đột quỵ. căn nguyên dẫn đến bệnh đó là hậu quả từ những bệnh khác. có thể kể đến như bệnh tăng huyết áp, rung nhĩ, tiểu đường, rối loạn lipid máu… ngoài ra, còn do tác động từ các yếu tố như môi trường, chế độ ăn uống không hợp lý, stress, hút Thu*c lá…

Căn nguyên dẫn đến bệnh đột quỵ đó là hậu quả từ những bệnh khác

2. 5 cách phòng ngừa  đột quỵ hữu hiệu nhất

- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp chính là biện pháp phòng ngừa đột quỵ đóng vai trò quan trọng nhất. theo đó, chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp kiểm soát được huyết áp và lượng cholesterol trong máu hiệu quả hơn. từ đó, giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Vậy ăn gì phòng ngừa đột quỵ?  theo các khuyến cáo từ chuyên gia,  thì chế độ ăn uống hàng ngày nên giảm chất béo, bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, nên ăn nhiều trái cây tươi, rau quả và ngũ cốc.

Cần lưu ý tránh ăn nhiều một loại thực phẩm, thức ăn nhanh. Một chế độ ăn uống hạn chế đến mức thấp nhất những thực phẩm chứa nhiều  muối là điều cần thiết  để tránh nguy cơ tăng huyết áp.

Chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp chính là biện pháp phòng ngừa đột quỵ đóng vai trò quan trọng nhất

Những thực phẩm chống đột quỵ bạn nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày: 

+ Cá hồi

Chất béo omega-3 trong cá hồi sẽ giúp làm giảm viêm trong động mạch, cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ đông máu. 

Cá hồi là một trong những thực phẩm chống đột quỵ bạn nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày

+ Yến mạch

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn yến mạch làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như đột quỵ. Trong yến mạch chứa nhiều chất xơ và giúp  kiểm soát cholesterol hiệu quả.

+ Đậu đen

Chế độ ăn nhiều đậu đỗ như đậu đen sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn.

+ Khoai lang

Khoai lang chứa hàm lượng cao vitamin A, giúp tim, phổi và thận hoạt động bình thường; cùng đó là hàm lượng chất xơ cao. Còn chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong mạch máu hiệu quả.

Khoai lang

+ Hạt bí

Bổ sung thực phẩm giàu magie có thể giảm nguy cơ đột quỵ khoảng 20%. hạt bí ngô là thực phẩm giàu magie bạn không nên bỏ qua khi muốn phòng bệnh đột quỵ.

Hạt bí ngô

+ Chuối

Bổ sung nhiều kali là cách hiệu quả để làm giảm huyết áp, ngay cả ở những người bị tăng huyết áp.

Chuối xanh đặc biệt có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện kiểm soát đường huyết, có thể giúp hỗ trợ tối ưu hóa lưu thông máu và giảm huyết áp.

Chuối xanh đặc biệt có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện kiểm soát đường huyết

+ Tỏi

Trong tỏi sống có chứa các phân tử ajoene  giúp làm giảm kết tập tiểu cầu. Từ đó, ngăn chặn sự đông máu quá mức có thể gây ra cục máu đông và dẫn đến đột quỵ.

- Bỏ Thu*c lá

Hút Thu*c lá thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ  tắc nghẽn động mạch, giảm chức năng mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ đột quỵ, tốt nhất bạn nên bỏ Thu*c.

Để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ đột quỵ, tốt nhất bạn nên bỏ Thu*c

- Hạn chế bia, rượu

Uống quá nhiều bia, rượu là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Hạn chế bia rượu là cách đơn giản để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

- Tập thể dục thường xuyên

Duy trì thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là cách giúp ta có thể kiểm soát được trọng lượng cơ thể.

Không chỉ vậy, tập thể dục đều đặn mỗi ngày còn là cách hiệu quả để tăng lưu lượng máu đến não, điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, cải thiện độ nhạy của insulin. Nhờ vậy, giảm các yếu tố, nguy cơ gây ra đột quỵ.

Tập thể dục thường xuyên là cách để giảm các yếu tố, nguy cơ gây ra đột quỵ

Việc tập luyện thể thao cần phải được cân nhắc đối với những người đang mắc phải các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường và chứng rung tâm nhĩ.

- Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ.

Làm sao ngăn ngừa đột quỵ? song song với lối sống lành mạnh và chế độ ăn ăn uống phù hợp. để phòng chữa bệnh đột quỵ, cần định kỳ thăm khám sức khỏe  định kỳ, điều trị các căn bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường. nguy cơ mắc đột quỵ ở những bệnh nhân này rất cao.

Việc thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ là cách để kịp thời  phát hiện những nguy cơ về đột quỵ. dựa trên những chỉ số không tốt về đường huyết, cholesterol… bác sĩ có thể chẩn đoán các nguy cơ đột quỵ cho bạn.

Để phòng chữa bệnh đột quỵ, cần định kỳ thăm khám sức khỏe  định kỳ, điều trị các căn bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,...

3. Một số lưu ý cần nhớ khi sơ cứu cho người bị đột quỵ

Các triệu chứng tổn thương thần kinh đột ngột xuất hiện ngay khi bệnh nhân đang lao động, sinh hoạt bình thường. Ngay khi thấy các dấu hiệu như khó nói, mặt méo, tay, chân yếu liệt…  người nhà nên đỡ người bệnh để không bị té ngã và đặt nằm xuống chỗ thoáng khí.

Đặt nghiêng đầu sang một bên, lau sạch chất ói hoặc đờm dãi, thức ăn trong miệng để dễ thở, tránh hít sặc vào phổi.

Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Tốt nhất là đưa người bệnh đi cấp cứu ở tư thế nằm. Thời gian vàng để cứu chữa kịp thời đó là 3 giờ kể từ khi bị bệnh.

Người nhà nên đỡ người bệnh để không bị té ngã và đặt nằm xuống chỗ thoáng khí

Qua khoảng thời gian vàng này, bệnh nhân sẽ không điều trị tích cực được nữa, nguy cơ tàn phế và Tu vong cao (đứng thứ 3 sau tim mạch và ung thư). 

Tuyệt đối không cạo gió, trích máu, tự ý dùng Thu*c (kể cả Thu*c hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống). Cũng không nên chần chừ để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.

Trên đây là chia sẻ những và kiến thức cần nắm xoay quanh căn bệnh này. Vì sức khỏe là vàng, nên bạn cần biết cách quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình một cách đúng mực hơn. Hi vọng sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ về bệnh và tầm quan trọng của việc kiểm soát huyết áp mỗi ngày, từ đó có thái độ đúng, tăng tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống tích cực.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cap-nhat-ngay-5-cach-phong-ngua-dot-quy-huu-hieu-nhat-tai-nha-389676.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cap-nhat-ngay-5-cach-phong-ngua-dot-quy-huu-hieu-nhat-tai-nha-389676.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/cap-nhat-ngay-5-cach-phong-ngua-dot-quy-huu-hieu-nhat-tai-nha-389676)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng