Nhiều hoạt động đặc sắc trong tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" năm 2022
Truyền thống hoà hiếu của dân tộc Việt Nam
Ngành văn hóa quyết tâm bảo tồn nghề dệt thổ cẩm cùng nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo dân tộc Lự (Ảnh: TTXVN). |
Dân tộc lự, một trong mười sáu dân tộc rất ít người tại việt nam, có số dân dưới 10.000 người. những năm gần đây một số bản làng của người lự ở tỉnh lai châu đã trở thành điểm du lịch văn hóa sinh thái hấp dẫn du khách. “nét duyên” đến từ ghề dệt thổ cẩm, dân ca hay cả các thực hành lễ hội… của người lự.
Từ thực tế cho thấy, việc bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa tiêu biểu của dân tộc thiểu số rất ít người, rất cần những hỗ trợ của cơ quan chức năng để động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống; phát huy vai trò chủ thể văn hóa, khơi dậy lòng tự hào đối với các giá trị văn hóa truyền thống. trong đó, việc từng bước nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch là biện pháp hữu hiệu đã được thực tế chứng minh.
Năm 2022, bộ văn hóa, thể thao và du lịch (vh,tt&dl) đã ban hành quyết định tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người - dân tộc lự sinh sống trên địa bàn huyện tam đường và huyện sìn hồ, tỉnh lai châu.
Trong đó, bộ vh,tt&dl sẽ có tổ chức khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin tư liệu, dữ liệu tổng thể về các loại hình văn hóa phi vật thể của dân tộc lự trên địa bàn tỉnh lai châu. đây là cách làm bài bản để lưu giữ kho tàng văn hóa dân tộc.
Phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc lự gắn với phát triển du lịch, ngành văn hóa cũng triển khai 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn của chính đồng bào dân tộc.
Phụ nữ Lự, ở bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường đồ xôi ngũ sắc để chuẩn bị cho ngày lễ, ngày giỗ (Ảnh: TTXVN). |
Cùng với đó, sẽ là 2 chương trình bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm, 2 công trình bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian, 2 chương trình bảo tồn, phát huy tập quán xã hội, 1 chương trình bảo tồn, phát huy tết cơm mới và 1 chương trình bảo tồn, phát huy trò chơi dân gian của dân tộc lự cũng sẽ được thực hiện. tất cả các giá trị văn hóa của dân tộc lự sẽ được lưu trữ dưới dạng ấn phẩm xuất bản, giới thiệu, tuyên truyền về văn hóa truyền thống của dân tộc lự và được giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước.
Việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người là hoạt động nhằm triển khai thực hiện hiệu quả dự án 6 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Từ nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc thiểu số rất ít người, các công tác kể trên được kỳ vọng góp phần cải thiện mức hưởng thụ văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Chủ tịch nước vui mừng được biết 1.983 người có uy tín của Hà Giang là những tấm gương tiêu biểu, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
Kết nối, lưu truyền văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer
Những ngôi chùa phật giáo nam tông khmer đã và đang làm tốt vai trò là điểm kết nối, duy trì những nền nếp, lối sống văn hóa truyền thống của người khmer nơi đô thị.
Chủ đề liên quan:
bảo tồn dân tộc rất ít người dân tộc thiểu số đồng bào dân tộc Lự lai châu lưu giữ ngôn ngữ Tày - Thái Người Lự sìn hồ tam đường văn hóa truyền thống