Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tăng cường hợp tác để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân

Gần 100 đại biểu từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự Hội nghị Xu hướng Y tế Tương lai Khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 8 để cùng bàn luận về các chính sách y tế quan trọng cũng như chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong chăm sóc sức khoẻ
Gần 100 đại biểu từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự Hội nghị "Xu hướng Y tế Tương lai Khu vực Châu Á Thái Bình Dương" lần thứ 8 để cùng bàn luận về các chính sách y tế quan trọng cũng như chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong chăm sóc sức khoẻ

Hội nghị diễn ra tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn với chủ đề “Xây dựng chính sách về vấn đề thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT), hệ thống y tế chất lượng và sự an toàn của bệnh nhân”. Hội nghị lần này được tổ chức bởi Bộ Y tế Việt Nam và các đối tác liên quan

Hội nghị "Xu hướng Y tế Tương lai Khu vực Châu Á Thái Bình Dương" năm nay có sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ Australia, Brunei, Hồng Kông, Hungary, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Maldives, Philippine, Singapore, Sri Lanka, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh Quốc và Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam chia sẻ: “Những đóng góp của các chuyên gia, những nhà hoạch định chính sách tham gia hội nghị này sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trên toàn cầu và tăng cường hợp tác trong khu vực cũng như trên thế giới...”

Tham luận tại hội nghị, TS. BS Trần Thị Giáng Hương, Vụ Trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Y tế đã chia sẻ những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và những đóng góp cho chương trình sức khoẻ toàn cầu.

Vụ trưởng Trần Thị Giáng Hương cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác hơn nữa trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) và những hạng mục chưa hoàn thành của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Bên cạnh đó, TS Trần Thị Giáng Hương cũng đề cập đến những mục tiêu y tế sau năm 2015 trong khu vực ASEAN, tập trung vào 4 nhóm ưu tiên chính, trong đó có việc phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm và vấn đề già hóa dân số.

“Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế cam kết cung cấp sự tiếp cận bình đẳng cho người dân với y tế, đặc biệt là người dân thuộc các dân tộc thiểu số, người nghèo và những nhóm dễ bị tổn thương khác. Mục tiêu chúng tôi nhắm tới là tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế đạt 75% tới cuối năm 2015 và đạt 80% tới năm 2020”- TS Trần Thị Giáng Hương cho biết.

ThS.BS. Tống Thị Song Hương, Vụ Trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế Việt Nam, nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng một danh mục Thu*c được quỹ BHYT thanh toán dựa trên cơ sở bằng chứng cụ thể về chi phí, hiệu quả, đánh giá công nghệ y tế, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT. Bà Hương cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng phạm vi bao phủ BHYT, củng cố hệ thống y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đổi mới cơ chế tài chính, giảm chi tiền túi của người bệnh để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận Thu*c mới, dịch vụ y tế chất lượng với giá cả phù hợp.

Tại hội thảo, ông Bengt G. Jonsson, GS Danh dự, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Stockholm, Thuỵ Điển đã chia sẻ những đề xuất từ Uỷ ban Liên đoàn Chuyên gia Châu Âu về phững phương thức hiệu quả trong việc đầu tư vào y tế, đề cập tới vấn đề an toàn cho bệnh nhân và chất lượng của chăm sóc y tế như sau, “Xây dựng nền y tế lấy bệnh nhân làm trọng tâm và coi bệnh nhân là đối tác chính trong quy trình chăm sóc y tế. Xây dựng một hệ thống y tế hiệu quả, mang lại giá trị cao nhất về kinh tế cho bệnh nhân, cũng như tạo nên sự tiếp cận bình đẳng về nhu cầu, sử dụng cũng như chất lượng”.

Được tổ chức lần đầu vào năm 2007, hội nghị về chính sách y tế thường niên đã thu hút được nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia tham gia thảo luận và trao đổi nhiều ý tưởng về xu hướng y tế thế giới, các ưu tiên trong tương lai trong lĩnh vực y tế tập trung vào vấn đề bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) và các bệnh không lây nhiễm (NCDs), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và tính bền vững của tài chính y tế toàn khu vực. Các chủ đề bao gồm quản lý an toàn cho bệnh nhân và chất lượng dịch vụ y tế, và xây dựng hệ thống y tế hiệu quả và sáng tạo.

Cường Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tang-cuong-hop-tac-de-dat-muc-tieu-bao-phu-cham-soc-suc-khoe-toan-dan-18828.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Chất lượng xét nghiệm gắn liền với chất lượng chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh, phòng bệnh qua đó gắn liền với chất lượng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân
  • Vì muốn trở thành “người hùng” trong phòng the mà nhiều quý ông từ Tây sang Ta đã sẵn sàng dùng bất cứ biện pháp gì để đạt được mong muốn.
  • Theo các chuyên gia, tình trạng phải ngồi làm việc cả ngày rất có hại cho sức khỏe của bạn.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Các nhà khoa học cho biết gần đây, tỉ lệ vô sinh nam giới chiếm tới 40% tổng các ca vô sinh.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY