Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cắt khối u gan cho bé trai 11 tuổi mà không cần truyền máu

Bệnh viện Quốc tế City vừa thực hiện mổ cắt u gan không cần truyền máu cho bé trai 11 tuổi thành công. Điều đáng nói, trước khi mổ cắt u, gia đình bệnh nhân đưa ra điều kiện, “bác sĩ phẫu thuật không… truyền máu của người khác, kể cả máu của người thân cho bé trong quá trình phẫu thuật”.

Ngày 12/9, PGS-TS-BS Nguyễn Tấn Cường, Bệnh viện Quốc tế City, cho biết bệnh nhân là bé Nguyễn.G.B (11 tuổi ở quận 6, TP.HCM), nhập viện trong tình trạng sốt cao, vàng da…, qua kiểm tra thăm khám bác sĩ phát hiện có khối u gan khoảng 10 cm. Điều đáng nói, gia đình bệnh nhân đưa ra điều kiện, “bác sĩ phẫu thuật không… truyền máu của người khác, kể cả máu của người thân cho bé trong quá trình phẫu thuật”.

Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ cho bệnh nhân uống Thu*c để kích hồng cầu phát triển và pha loãng máu để cắt u gan

Để đáp ứng yêu cầu khá lạ này, một cuộc hội chẩn quan trọng đã diễn ra với sự tham dự của gia đình bé Nguyễn.G.B cùng các bác sĩ của bệnh viện. Theo đó, hội đồng chuyên môn đã tính đến phương án trước phẫu thuật, bệnh nhân được các bác sĩ cho uống Thu*c để kích hồng cầu phát triển. Tiến hành “pha loãng máu” và hạ huyết áp chủ động trước khi cắt u gan.

Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền các dịch truyền thay thế máu để bảo đảm sức khỏe suốt quá trình mổ. Để bảo đảm sức khỏe của bé, bệnh viện chủ động sử dụng máy Truyền Máu Hoàn Hồi (Cell Saver) là phương pháp dùng chính máu của người bệnh truyền qua một thiết bị là máy CELL - SAVER rồi truyền trả lại cho bệnh nhân. Phương pháp này đặc biệt hữu ích vì có thể hoàn hồi đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể, hạn chế tối đa nhu cầu truyền máu.

Vinh Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/cat-khoi-u-gan-cho-be-trai-11-tuoi-ma-khong-can-truyen-mau-1323129.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY