Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cậu bé 3 tuổi suýt mất mạng vì cây thánh giá

Dị vật hình cây thánh giá nằm ở thực quản nguy cơ xuyên vào trung thất đe dọa tính mạng bệnh nhi. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi gắp dị vật trong sự căng thẳng đến tột độ của gia đình.

Ngày 12/4, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp nuốt dị vật đặc biệt nguy hiểm. Bệnh nhi là bé N.P.T. (3 tuổi, ngụ tại quận 1) được gia đình chuyển đến trong tình trạng chảy nước bọt liên tục kèm theo đau tức ngực, không ăn uống được…

Cậu bé 3 tuổi suýt mất mạng vì cây thánh giá - Ảnh 1.

Cây thánh giá kẹt ở thực quản, nguy cơ xuyên vào trung thất đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhi.

Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trước đó cậu bé đang chơi với mặt dây chuyền hình thánh giá thì bất ngờ bỏ vào miệng nuốt. Ngay sau đó, cậu bé bắt đầu nôn ói, không ăn uống được, người thân vội chuyển bệnh nhi vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng lo lắng, hoảng loạn.

Ngay lập tức, các bác sĩ trực nhanh chóng thăm khám, chỉ định chụp X-quang ngực thì phát hiện, dị vật là mảnh kim loại hình thánh giá, cản quang nằm ở thực quản (đoạn ngực T1-T2). Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn nhanh và xác định, đây là một trường hợp dị vật thực quản phức tạp, nguy hiểm.

Cây thánh giá có hình dáng góc cạnh, sắc nguy cơ gây tổn thương thành thực quản, xuyên thủng vào trung thất, tổn thương các mạch máu và các cơ quan lân cận đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhi. Các bác sĩ quyết định thực hiện phương pháp gây mê và nội soi gắp dị vật.

Cậu bé 3 tuổi suýt mất mạng vì cây thánh giá - Ảnh 2.

Sau hơn 45 phút căng thẳng trong phòng nội soi và sự lo lắng tột cùng của gia đình, các bác sĩ đã gắp thành công cây thánh giá ra ngoài qua đường miệng giúp bệnh nhi vượt qua cơn nguy kịch. Kiểm tra sau nội soi ghi nhận, lòng thực quản bệnh nhi có vài điểm trầy xước, sung huyết nhưng may mắn không thủng và không có tai biến, biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Từ trường hợp trên, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Phạm Đoàn Tấn Tài cảnh báo cộng đồng, trẻ nhỏ thường có tâm lý thích khám phá thế giới xung quanh và khám phá chính bản thân mình bằng mọi giác quan. Tuy nhiên, các bé chưa nhận thức được những nguy hiểm có thể xảy ra.

Để tránh nguy hiểm do hóc sặc dị vật ở trẻ, bác sĩ khuyến cáo quý phụ huynh tuyệt đối không nên cho các bé chơi những món đồ nhỏ có thể bỏ lọt vào khoang miệng, không để những vật nhỏ, gọn trong tầm tay trẻ. Dị vật có thể gây tắc nghẽn đường thở cướp đi sinh mạng của trẻ trong thời gian rất ngắn, ngoài việc chủ động phòng tránh, phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu để kịp thời can thiệp, hỗ trợ con trẻ trong những tình huống khẩn nguy.

Theo Dân trí

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/cau-be-3-tuoi-suyt-mat-mang-vi-cay-thanh-gia-20210412100952549.htm)

Chủ đề liên quan:

đe dọa tính mạng

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa có cảnh báo, Thuốc điều trị viêm gan C viekira pak và technivie có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng
  • 20 năm làm công tác chuyên môn nội tiết, tôi mới thấy một ca bệnh hiếm gặp như thế, cháu bé bị dị dạng bẩm sinh mạch máu hỗn hợp vùng chậu xâm lấn vào bàng quang, Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa thận-nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết.
  • Viêm ruột thừa có thể gặp ở tất cả mọi người thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Dưới đây là một số điều cần biết về cơ quan có vẻ như không cần thiết nhưng lại gây ra nhiều rắc rối này.
  • Một nghiên cứu mới của Mỹ chỉ ra rằng phụ nữ cho con bú có thể giảm 20% nguy cơ bị một dạng ung thư vú thể tấn công có tên gọi là thụ thể hormone âm tính.
  • Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa thông qua Thuốc Veltassa (patiromer) dưới dạng Thuốc bột pha với nước (hỗn dịch) để uống điều trị tăng kali máu.
  • Thuốc có thể làm thay đổi chức năng gan, tổn thương gan, biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng, dẫn đến tàn phế, đe dọa tính mạng. Việc gây hại cho gan của Thuốc còn phụ thuộc vào loại Thuốc, khả năng tự hồi phục gan của người bệnh. Mặc dù tỷ lệ này nhỏ nhưng không thể xem thường...
  • Trong tài liệu Thuốc thường có ghi các cảnh báo: “... gây độc cho gan, suy giảm chức năng gan, thận trọng cho người bị bệnh gan...”. Hiểu đúng các cảnh báo này sẽ giảm sự lo ngại không đáng có và tránh các tai biến do Thuốc gây ra.
  • Bí tiểu (khó tiểu) là tình trạng đi tiểu tiện khó khăn, gặp nhiều ở người trưởng thành. Tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng bệnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bứt rứt.
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Thời tiết nóng nực khiến tỷ lệ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi sử dụng những loại thực phẩm dưới đây.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY