Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cậu bé 8 tuổi bị đau tai, đi khám bác sĩ sốc khi phát hiện có “cây” mọc trong tai

Theo thông tin từ một bệnh viện ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), có một cậu bé 8 tuổi bị đau tai, đi kiểm tra bác sĩ phát hiện mọc cây trong tai, nguyên nhân là cậu bé đã nhét hạt đậu xanh vào tai chỉ vì hiếu kỳ.

Vào ngày 11/1, một tiểu hạo, bị đau ở tai phải và được cha mẹ đưa đến khoa tai mũi họng, bệnh viện hậu nhai thành phố đông quan, trung quốc. bác sĩ phùng lập tức nội soi tai và làm các kiểm tra liên quan khác, phát hiện trong tai phải của tiểu hạo có hạt đậu xanh đang phát triển.

Bác sĩ Phùng nói: “Hạt đậu xanh này giường như không phải mới rơi vào tai, nó đã ở trong tai một thời gian và có thể gặp phải nước cộng thêm nhiệt độ trong tai cao, hiện tại đã phồng lên, và hạt đậu xanh đã tiến vào đến màng nhĩ, ống tai ngoài bị sung huyết, sưng tấy."

Sau khi tìm hiểu được biết, ngày 6/1 Tiểu Hạo đã cho hạt đậu xanh vào tai của mình, sau khi người lớn phát hiện, đã tự lấy dụng cụ để gắp hạt đậu xanh ra ngoài, nhưng càng cố gắng lấy ra thì hạt đậu xanh càng nhét sâu hơn.

Tại sao đứa trẻ lại đem hạt đậu xanh cho vào tai? theo cha mẹ của tiểu hạo nói, khi đứa trẻ học ở trường, các bạn cùng lớp cầm vài hạt đậu đỏ, đậu xanh đem cho tiểu hão, cũng vì hiếu kỳ tìm ra trò chơi mới, nên cậu bé đã tự cho hạt đậu xanh vào trong tai của mình.

Trong quá trình lấy hạt đậu xanh, bác sĩ phùng trước tiên dùng cái móc để thử lấy hạt đậu xanh ra, nhưng vì hạt đậu xanh đã tiến sâu vào trong tai, ống tai ngoài cũng bị bầm tím, rất dễ gây đau và gây khó khăn trong việc di chuyển. cuối cùng, sau khi nghiên cứu, bác sĩ phùng đã tiến hành và hạt đậu xanh đã được lấy ra từ tai của tiểu hạo.

Hạt đậu xanh sau khi được lấy ra đã chuyển sang màu đen

Bác sĩ Phùng nói: “Hạt đậu xanh sau khi lấy ra đã chuyển thành màu đen, nếu hạt đậu xanh ở lại trong tai lâu hơn sẽ mọc thành cây, quá trình phẫu thuật rất thuận lợi, khoảng 10 phút đã lất được hạt đậu xanh ra ngoài, sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện, Tiểu Hạo đã hồi phục tốt và được xuất viện về nhà”.

Bác sĩ Phùng nhắc nhở các bậc cha mẹ, trẻ nhỏ rất hiếu kỳ, nhất là hiếu kỳ với các cơ quan cảm giác trên cơ thể, thường sẽ cho vào tai các loại hạt như đậu nành, đậu đỏ, đậu phộng… Cha mẹ nên hướng dẫn chính xác cho trẻ biết, vai trò của lỗ mũi, lỗ tai, đặc biệt là trẻ từ 2-3 tuổi cần phải chú ý để tránh phát sinh nguy hiểm.

Đậu xanh, đậu phộng,… rất dễ đi vào tai và mũi

Bác sĩ phùng nói tiếp, vì trẻ thường không biết cách bảo vệ tai và thính giác, nên là cha mẹ cần phải chú ý đến những bất thường ở trẻ, một khi trẻ bị đau ở lỗ mũi, ở tai… vạn lần không được tự ý giải quyết ở nhà, nếu các thao tác không đúng sẽ phản tác dụng, khiến tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn, do đó cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Làm thế nào để phòng chống T*i n*n thương tích trẻ em do dị vật?

Việc trẻ nhỏ đưa một vật vào mũi và tai là việc rất dễ gặp trong đời sống thông thường. Vì vậy, để hạn chế những T*i n*n do dị vật gây ra, bố mẹ hãy lưu ý những điều sau:

- Rà soát xem tất cả đồ chơi trong nhà có phù hợp với lứa tuổi của bé hay không.

- Luôn chú ý quan sát cẩn thận trong lúc bé chơi đùa. Cách tốt nhất là bạn nên dạy bé nhận thức được việc nhét đồ vật vào tai hay mũi mình là việc xấu, bé không được làm thế.

- Luôn hỏi han bé xem bé có khó chịu gì khi đi học về hay đi chơi về hay không.

Theo Khám phá

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/cau-be-8-tuoi-bi-dau-tai-di-kham-bac-si-soc-khi-phat-hien-co-cay-moc-trong-tai-20200115102336764.htm)

Tin cùng nội dung

  • Teo thực quản là một dị dạng bẩm sinh, do rối loạn trong quá trình tạo phôi thai nên teo thực quản thường kèm theo các dị tật khác.
  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY