“không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách” - đây là câu châm ngôn bất hủ của chủ tịch chung ju yung trong cuốn tự truyện cùng tên như lời chiêm nghiệm cho những gì ông đã trải qua trong hơn 80 năm cuộc đời và cả quá trình lập nghiệp để có được một hyundai đáng tự hào hôm nay.
Đặc biệt, điều khiến chung ju yung xứng đáng là một tấm gương, một mẫu hình lớn để nhiều doanh nhân, người trẻ noi theo nằm ở chỗ: ông xuất thân từ gia đình bần nông, 3 đời nghèo khó, suốt cuộc đời chưa từng học tới lớp 6, tay trắng lập nghiệp.
Ông chính là minh chứng cho việc không phải cứ xuất thân giàu có mới gây dựng được doanh nghiệp lớn; có những người dù không có gì trong tay vẫn có thể gây dựng nên sự nghiệp vẻ vang, vươn đến đỉnh cao của thành công.
Nhà sáng lập của “vương quốc” hyundai - chung ju yung sinh ngày 25/11/1915 tại asan thuộc tongchon, triều tiên (nay là cộng hoà dân chủ nhân dân triều tiên), là con cả trong gia đình nông dân nghèo có 8 người con. cha ông cũng là con trai trưởng trong một gia đình nghèo. ông nội chung ju yung là giáo viên nghèo dạy học trong một ngôi trường ở làng nhưng lại không biết làm nông.
Gánh nặng kiếm kế sinh nhai của gia đình đều dồn lên vai của cha ông. từ khi còn rất trẻ, cha của chung ju yung đã nổi tiếng là người nông dân chăm chỉ, giỏi giang. một mình gồng gánh trên vai trách nhiệm chăm lo cho cả gia đình, cha ông đã mua đất, xây nhà, dựng vợ, gả chồng cho tất cả 6 người em.
Và đương nhiên, theo quan niệm của cha ông, trách nhiệm lo cho gia đình sau này sẽ thuộc về ju yung. để trang bị cho con kỹ năng trở thành một nông dân xuất sắc, mỗi ngày, người cha đều bắt ông ra đồng từ 4 giờ sáng, làm việc quần quật dưới trời nắng và bùn đất đến tận khi tối mịt mới trở về. do đó, chung ju yung không được học hành nhiều.
Chung Ju Yung đã dắt một con bò quan biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc để trả lại_ món nợ thuở hàn vi. |
Ba năm tiểu học, các cuốn sách ông đều đã thuộc lòng, chẳng còn gì để học và đọc. suốt thời gian ấy, bố mẹ chung ju yung chưa một lần nhắc tới việc học. bởi vì đối với họ, chuyện đào tạo ông trở thành người nông dân giỏi quan trọng hơn rất nhiều so với việc học chữ. có lẽ một phần cũng bắt nguồn từ việc ông nội làm thầy giáo nhưng không biết gì về việc nhà nông. bởi vậy dù có ước mơ trở thành giáo viên nhưng chung ju yung cũng phải gác lại để làm việc đồng áng.
Thế nhưng có chăm chỉ quần quật mấy, cái nghèo chẳng chịu buông tha, gia đình chung ju yung thường xuyên cãi nhau khi mùa màng thất bát, gia đình lại đói ăn vì chẳng thể lo được cho các con. cậu bé nông dân chung ju yung khi ấy tự hỏi cuộc đời mình liệu có thoát được cái nghèo nếu vẫn tiếp tục chăm chỉ làm anh nông dân hay không.
Năm 16 tuổi, chung ju yung cùng một người bạn trốn nhà lên thành phố chongjin làm việc với khát vọng thoát khỏi cuộc sống khó khăn của nhà nông. cả 2 xin vào làm công nhân xây dựng tại thị trấn kowon và dù lương thấp, công việc nặng nhọc nhưng chung ju yung khá thích thú khi được độc lập kiếm tiền. thế nhưng công việc này chỉ kéo dài được 2 tháng, ông đã bị cha tìm thấy và bị lôi về nhà. dù không ở lại được thành phố nhưng chuyến đi này giúp chung ju yung phát hiện ra niềm đam mê đích thực của mình là công nghệ dân dụng.
Bởi vậy, lần thứ hai ông lên kế hoạch trốn nhà đi seoul. tuy nhiên, ju yung đã bị một gã đàn ông trung niên lừa hết tiền vì tin rằng hắn sẽ kiếm cho ông một công việc trong khách sạn ở seoul. sau chuyến đi 10 ngày ngắn ngủi lang thang ở seoul, ông lại bị cha lôi về lần nữa. ông chấp nhận trở lại làm nông dân vì cảm thấy có lỗi khi làm cha đau lòng. nhưng sự phồn hoa của seoul đã ăn sâu vào tâm trí chung ju yung, khiến ông càng có quyết tâm thoát nghèo, rời quê hương khởi nghiệp.
Sau 1 năm chăm chỉ làm việc đồng áng, lần này chung ju yung đã suy nghĩ kỹ lưỡng, lên kế hoạch cụ thể hơn. lần thứ ba trốn nhà, chung ju yung đã ăn trộm 70 won tiền bán bò của cha để mua vé lên seoul đăng ký một trường học nghề với hy vọng làm kế toán.
Mới học được 2 tháng, người cha bất ngờ lại xuất hiện trước mặt ông, không giận dữ cũng không mắng mỏ, chỉ nói vài lời: “con phải nhớ con chỉ là một đứa nhà quê học hết cấp 1, ở seoul người ta học hết trường cao đẳng mà còn thất nghiệp đầy ra đấy. cha già rồi, con là con trưởng thì phải giúp cha, con mà bỏ mặc thì cả nhà ta sẽ thành ăn mày hết”.
Từng lời cha nói như vết dao cứa thẳng vào tim ông, hình ảnh người mẹ và các em hiện ra trước mặt, nỗi buồn ngập tràn và ông đã khóc. Ông lại thất bại trong chuyến đi lần này.
Trong suốt một quãng thời gian dài, ông đắn đo giữa một bên là trách nhiệm gia đình với một bên là khát vọng đổi đời, chung ju yung nhớ đến bài học con ếch xanh muốn nhảy lên cành dương liễu, nhưng vì cành cây cao quá nên nó không chạm được. không nản chí, ếch xanh cứ nhảy, 10 lần, 20 rồi 30 lần…
Và cuối cùng, nó cũng thành công. chung ju yung tự nhủ: “lẽ nào mình không bằng một con ếch xanh ?”. lần thứ 4, ông quyết tâm bỏ làng ra đi một lần nữa vì không chịu nổi cảnh đói nghèo, bần cùng tại làng quê. ông lên seoul và chấp nhận làm bất cứ công việc gì tìm được, từ lao công cho đến công nhân xây dựng.
Thiên Hy - Thanh Mai / Pháp luật 4 Phương
Chủ đề liên quan:
bố mẹ cậu bé Chung Ju Yung Hyundai nông dân PLVN Seoul tay trắng triều tiên trốn nhà xe hơi