Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Dây lõi tiền - Stephania japonica (Thunb.) Miers

Dược liệu Dây lõi tiền có Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng. Thường được dùng trị rắn cắn, ghẻ ngứa; còn dùng chữa đái dắt, đái buốt. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nát.
Dây lõi tiền - Stephania japonica

Dây lõi tiền - Stephania japonica (Thunb.) Miers, thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.

Mô tả: Dây leo, không lông, thân mảnh. Lá có phiến hình lọng, xoan rộng, đầu tù, mặt dưới không mốc, không lông, gân gốc 5-7 toả hình chân vịt; cuống dài 4-12cm. Tán kép xuất hiện trên thân có lá, cuống cụm hoa và cuống hoa không lông; tán hoa hình cầu, cuống dài 2,5-4cm, hoa đực có 6-8 lá đài không lông, 3-4 cánh hoa; hoa cái với 3-4 lá đài, 3-4 cánh hoa, 1 lá noãn có đầu nhuỵ chẻ 3-5. Quả hạch tròn, to 6-8mm, màu đỏ. Nhân hình móng ngựa.

Bộ phận dùng: Rễ và toàn dây - Radix et Herba Stephania Japonicae, thường có tên gọi là Thiên kim đằng.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc rải rác từ Bắc vào Nam trong các lùm bụi. Còn phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin. Thu hái dây, rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học: Rễ chứa tinh bột; còn có các alcaloid như Stephanin, prostephanin, epistephanin, pseudoepistephanin và homostephanolin.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị rắn cắn, ghẻ ngứa; còn dùng chữa đái dắt, đái buốt. Ngày dùng 6-12g cây khô sắc uống, hoặc dùng dây lá tươi giã nát, hoà nước, gạn uống. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nát.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-day-loi-tien-stephania-japonica-thunb-miers)

Chủ đề liên quan:

đái buốt ghẻ ngứa rắn cắn

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY