Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé 16 tháng tuổi bị rắn lục cắn

Điện Biên-Bé được cha mẹ đưa lên nương làm rẫy, mẹ đặt tự chơi tại lán, bất ngờ bị rắn màu xanh cắn vào mu bàn tay.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Điện Biên, ngày 13/9 thông tin, khi được người nhà đưa vào bệnh viện, bé lừ đừ, khó thở, vết thương chảy máu, sưng nề, xuất huyết dưới da mu bàn tay trái.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống đông hội chẩn với khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội, chỉ định truyền huyết thanh kháng nọc, bù các yếu tố đông máu, truyền kháng sinh, chống phù nề, chăm sóc dinh dưỡng. May mắn sau điều trị, tình trạng bệnh nhi ổn định, các xét nghiệm cơ bản, rối loạn đông máu lần cuối đều bình thường.

Tháng 6 đến tháng 9 hàng năm là mùa sinh sôi của các loài rắn. Các gia đình lưu ý thường xuyên cắt tỉa hàng rào, dọn cỏ và chặt bỏ các bụi cây trong vườn vì đây là những nơi rắn thường sống. Không để trẻ em chơi ở những vùng trống, cỏ cao.

Các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc bệnh viện đa khoa điện biên khuyến cáo khi bị rắn cắn, nên thực hiện các bước sơ cứu sau đây để làm chậm và hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể: di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn; giữ bình tĩnh và hạn chế cử động, tốt nhất là bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc; tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo chật nhằm tránh gây chèn ép khiến vết thương bắt đầu sưng lên; điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim, chẳng hạn như nằm xuống, kể cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện.

Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối S*nh l*; dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn. Trường hợp nọc độc dính vào mắt, phải rửa mắt càng sớm càng tốt với nhiều nước sạch; đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Bất cứ trường hợp bị rắn cắn, kể cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24 - 48 giờ, hiệu quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.

Sai lầm của người bệnh và người nhà là áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu khi bị rắn cắn. Nhiều trường hợp đợi đến khi xuất hiện các triệu chứng suy hô hấp nghiêm trọng, hoặc vết thương hoại tử lan rộng, thì mới đến cơ sở y tế thăm khám.

Lưu ý trong cách xử lý khi bị rắn cắn: Không sử dụng băng garo cột chặt vào vùng bị cắn, cách này vừa làm đau nạn nhân, vừa cản trở máu lưu thông đến các chi gây hoại tử, rất nguy hiểm.

Không tùy tiện chườm lạnh, bôi hóa chất, đắp lá cây... lên vết thương hoặc uống Thu*c khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Không rạch, đâm chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc vì không mang lại lợi ích gì, mà còn có thể sẽ khiến nhiễm trùng nặng thêm.

Bệnh nhân tránh dùng thức uống có chứa caffeine hoặc rượu vì chúng có thể làm tăng tốc độ hấp thụ nọc độc của cơ thể. ngoài ra, không nên cố bắt con rắn, thay vào đó nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng và phương thức tấn công của chúng để mô tả với bác sĩ, thông tin này sẽ có ích khi lựa chọn phác đồ điều trị. nếu có thể, hãy chụp ảnh con rắn từ khoảng cách an toàn để giúp việc nhận dạng được dễ dàng hơn.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-16-thang-tuoi-bi-ran-luc-can-4356106.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY