Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Đa búp đỏ, Đa cao su, Đa dai - Ficus elastica Roxb. ex Horn

Theo Đông Y, Đa búp đỏ Vị nhạt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu tiện, làm ra mồ hôi. Lá thường dùng để giải cảm cho ra mồ hôi. Tua rễ lợi tiểu mạnh, thường dùng chữa phù nề, cổ trướng do xơ gan. Mủ dùng chữa mụn nhọt.

1.Cây Đa búp đỏ, Đa cao su, Đa dai - Ficus elastica Roxb. ex Horn., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Đa búp đỏ

Mô tả: Cây gỗ thường xanh cao tới 35m, đường kính thân tới 70cm. Rễ cũng phát triển mạnh trên cành và mọc hướng xuống đất. Lá to, hình trái xoan hay bầu dục, mặt trên màu lục bóng, dày và dai. Chồi ngọn bao bởi một cái búp đỏ do lá kèm tạo ra, khi lá mở ra thì các búp rụng xuống. Cụm hoa dạng quả sung, hình cầu dẹt, mọc ở nách lá; cụm quả chín màu vàng lục, mềm, dễ nát.

Có hoa quả tháng 1-3.

Bộ phận dùng: Rễ phụ (tua rễ đa) và lá, mủ - Radix Adventiva, Folium et Latex Fici Elasticae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Nepan, Mianma, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc dại ở rừng núi, ở làng bản và cũng được trồng nhiều để lấy bóng mát. Người ta cũng trồng ở các bờ ao hồ lấy quả rụng làm thức ăn cho cá. Thu hái rễ phụ và lá quanh năm.

Thành phần hoá học: Mủ có cao su.

Tính vị, tác dụng: Vị nhạt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu tiện, làm ra mồ hôi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá thường dùng để giải cảm cho ra mồ hôi. Tua rễ lợi tiểu mạnh, thường dùng chữa phù nề, cổ trướng do xơ gan. Mủ dùng chữa mụn nhọt.

Ðơn Thu*c:

1. Chữa cảm cúm, cảm sốt, viêm amygdal, đau mắt, sốt rét cơn: Dùng 12-20g lá đa hay rễ đa sắc uống.

2. Chữa tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trấp: Dùng tua Ða 20g. Rau dừa nước. Tỳ giải đều 15g, sắc uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-da-bup-do-da-cao-su-da-dai-ficus-elastica-roxb-ex-horn)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, lá cây cúc lương có vị ngọt nhạt, hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm nắng, tiêu tích trệ.
  • Nhân dân thường thu hái thân cây về làm chổi (chổi xuể) quét nhà. Khi bị cảm sốt, dùng ngay chổi này đốt dưới giường, chõng của người ốm nằm để chữa bệnh.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY