Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Đơn răng cưa, Đơn trâu - Maesa balansae Mez

Dược liệu Đơn răng cưa Lá được dùng để ăn với nem, ăn gỏi thịt nhằm trừ độc thức ăn và tránh bệnh ỉa chảy. Lá cũng được dùng làm Thu*c chữa mẩn ngứa, ghẻ; Dân gian thường dùng lá đắp chữa bỏng; cũng có thể dùng như các loài Maesa khác chữa đau răng, tê thấp.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Đơn răng cưa

Đơn răng cưa, Đơn trâu - Maesa balansae Mez., thuộc họ Đơn nem - Myrsinaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao 1-3m; nhánh nhẵn, đen, hơi có khía dọc, có lỗ bì. Lá hình bầu dục rất rộng, gần như hình mắt chim, tròn hay hơi nhọn ở gốc, có mũi nhọn sắc ở đầu, mép khía hai bên, dài 14-18cm, rộng 6-10 cm; cuống lá có rãnh ở mặt trên, dài 1-2cm. Hoa trắng, thành chùm dạng tháp ở ngọn cành hay ở nách lá. Quả dạng cầu hay hình trứng, đường kính cỡ 3mm, có vòi nhuỵ và cánh hoa tồn tại, có vân dọc, vỏ quả giữa nạc. Hạt nhiều, có góc, đen, sần sùi, cao 0,5mm.

Hoa tháng 10-2, quả tháng 7-11.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Maesae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc (Quảng Tây), Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng trong các thung lũng đá vôi, có khi mọc lẫn với cây bụi hai bên đường ở nhiều nơi, từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, đến Kontum. Gia Lai. Cũng thường được trồng làm hàng rào để lấy lá. Thu hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Lá chứa một chất thuộc loại quinon.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá được dùng để ăn với nem, ăn gỏi thịt nhằm trừ độc thức ăn và tránh bệnh ỉa chảy. Lá cũng được dùng làm Thu*c chữa mẩn ngứa, ghẻ; lấy 15-30g lá khô sắc uống; có thể phối hợp với lá Đơn đỏ, Cam thảo đất, Rau má, Kim ngân hoa, Mã đề. Còn dùng tẩy giun kim; dùng 50g lá non giã nát thêm nước và đường, uống vào lúc sáng sớm, hoặc dùng lá non nấu canh ăn. Dân gian thường dùng lá đắp chữa bỏng; cũng có thể dùng như các loài Maesa khác chữa đau răng, tê thấp.

Hình ảnh cây Đơn răng cưa, Đơn trâu - Maesa balansae

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-don-rang-cua-don-trau-maesa-balansae-mez)

Tin cùng nội dung

  • Chữa bỏng bằng mỡ trăn, kem đánh răng, lòng trắng trứng, dầu cá, đổ nước mắm, rắc vôi bột… được xem là bí quyết lận lưng của nhiều người, nhưng nó có thể khiến người bệnh gặp nguy.
  • Bỏng bô xe máy thường nặng hơn các loại bỏng thông thường. Vì vậy chỉ cần xử lý sai cách, khả năng vết thương nhiễm trùng cũng nghiêm trọng hơn.
  • Mọi người gọi ông là “vua chữa bỏng” của xứ Thanh. Ông là Lê Ngọc Bảo, quê ở xã Hoằng Thành, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
  • Việc sơ cứu ban đầu khi bị bỏng hầu như chưa được người dân quan tâm hoặc sơ cứu sai lầm, khiến nhiều bệnh nhân Tu vong hoặc bị di chứng nặng nề.
  • Nhiều đứa trẻ đã trở thành nạn nhân của cách chữa bỏng kiểu dân gian như đổ mực, đổ nước mắm, xát muối để lại hậu quả nặng nề hơn.
  • Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY