Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Dong rừng, Lá dong - Phrynium placentarium (Lour.) Merr. (P. parviflorum Roxb.)

Dược liệu Dong rừng Lá có tác dụng giải độc. Ta thường dùng lá để gói các loại bánh, nhất là báng chưng, bánh tét. Lá có thể dùng giã rượu khi bị say. Cũng dùng chữa rắn cắn, dùng riêng hay phối hợp với lá sắn dây. Dùng lá làm nút đậy chai đựng rượu thì rượu bị mất mùi. Lá non cũng dùng để chế giấm.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Dong rừng

Dong rừng, Lá dong - Phrynium placentarium (Lour.) Merr. (P. parviflorum Roxb.), thuộc họ Dong - Marantaceae.

Mô tả: Cây thảo, cao 1-2m. Lá hình mũi mác thuôn hay hình trái xoan-mũi mác, dài 35-50cm, rộng 12-20cm, gốc tù, đầu nhọn, nhẵn cả hai mặt; cuống dài, nhẵn; bẹ lá nhẵn. Cụm hoa hình đầu tròn không cuống, mọc trên bẹ lá, rất nhiều hoa màu trắng. Lá bắc thuôn, hơi có gai; 3 lá đài hình dải; tràng dài hơn đài, các thuỳ thuôn, nhọn; các nhị lép có dạng môi hoặc bản màu trắng; nhị sinh sản có thuỳ dạng cánh hình xoan ngược; bầu có lông. Quả hình trứng thuôn, dài 1cm, chứa một hạt thuôn, dài 8mm, màu hồng.

Ra hoa vào mùa hè và mùa thu.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Phrynii Placentarii.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong các rừng ẩm, dưới bóng các loài cây khác đến độ cao 1000m; cũng thường được trồng. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi.

Tính vị, tác dụng: Lá có tác dụng giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng lá để gói các loại bánh, nhất là báng chưng, bánh tét. Lá có thể dùng giã rượu khi bị say. Cũng dùng chữa rắn cắn, dùng riêng hay phối hợp với lá sắn dây. Dùng lá làm nút đậy chai đựng rượu thì rượu bị mất mùi. Lá non cũng dùng để chế giấm. Liều dùng 100-200g giã nát, lấy nước uống, bã đắp.

Hình ảnh cây Dong rừng

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-dong-rung-la-dong-phrynium-placentarium-lour-merr-p-parviflorum-roxb)

Tin cùng nội dung

  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Vì cho rằng không phải là rắn độc nên anh không đến bệnh viện anh Ngọc (Thạch Thất) đã tự nặn máu độc dẫn đến nhiễm trùng.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY