Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Hồ chi, Lẳng le - Lespedeza juncea (L.f.) Pers var. sericea (Thunb.) Lace et Hemsl (Hedysarum junceam l.f.L. cuneala (Dum. - Cours.) G.Don)

Dược liệu Hồ chi có Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng ích can minh mục, hoạt huyết thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu viêm lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, giảm ho, làm long đờm. Thường được dùng chữa: Trẻ em ăn uống kém và suy dinh dưỡng, viêm miệng; Viêm dạ dày ruột, lỵ trực trùng; Viêm phế quản mạn tính; Viên gan hoàng đản; Viêm thận phù thũng, bạch đới.

Hình ảnh cây Hồ chi

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Hồ chi

Hồ chi, Lẳng le - Lespedeza juncea (L.f.) Pers var. sericea (Thunb.) Lace et Hemsl (Hedysarum junceam l.f.L. cuneala (Dum. - Cours.) G.Don). thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây bụi mọc đứng cao 30-100cm, cành dài và mảnh, hơi có góc. Lá kép do 3 lá chét, dạng chót buồm, dài 10-30cm, rộng 2-5cm, cụt đầu và có mũi lồi ngắn ở đỉnh, thu hẹp lại tới gốc, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mềm màu tro; lá kèm hình mũi dùi. Hoa 1-2 (-6) cái ở nách lá, lá đài có 1 gân to, 2-3 gân nhỏ; cánh hoa màu hồng. Quả hình thấu kính, có vân nhăn nheo, khi già thì nhẵn, chứa 1 hạt.

Ra hoa từ tháng 4-12

Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây - Radix et Herba Lespedezae Junceae

Nơi sống và thu hái: Cây mọc trong các savan cỏ, các bãi cỏ, đất trống từ Lạng Sơn, Hà Bắc, Hoà Bình, Hà Nội, Ninh Bình tới tận Komtum. Thu hái rễ và cây vào mùa hè, thu, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng ích can minh mục, hoạt huyết thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu viêm lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, giảm ho, làm long đờm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng chữa: 1. Trẻ em ăn uống kém và suy dinh dưỡng, viêm miệng; 2. Viêm dạ dày ruột, lỵ trực trùng; 3. Viêm phế quản mạn tính; 4. Viên gan hoàng đản; 5. Viêm thận phù thũng, bạch đới. Liều dùng 15-20g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài trị nhọt đầu đinh, bệnh nổi đơn, bệnh mụn rộp, cụm nhọt, rắn cắn; giã cây tươi đắp ngoài. Nhân dân ta cũng thường dùng cây chữa quáng gà, sốt rét, cam trẻ em (Cao Bằng); cũng dùng cây chữa bướu cổ (Lai Châu). Còn được sử dụng làm cây phân xanh và thức ăn gia súc.

Hình ảnh hoa, lá cây Hồ chi

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-ho-chi-lang-le-lespedeza-juncea-lf-pers-var-sericea-thunb-lace-et-hemsl-hedysarum-junceam-lfl-cuneala-dum-cours-gdon)

Tin cùng nội dung

  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY