Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Hòe - Sophora japonica L. f.

Theo Đông Y Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não. Ngày nay ta biết được các tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của các mao quản, tác dụng kháng chiếu xạ, tác dụng hạ huyết áp. Hoa Hoè có tác dụng lương huyết, chỉ huyết.

1.Cây Hoa Hòe - Sophora japonica L. f. thuộc họ Đậu - Fabaceae

Hoa hòe hay cây hòe (danh pháp: Styphnolobium japonicum (L.) Schott, syn. Sophora japonica) là loài thực vật thuộc họ Đậu.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Hòe

Mô tả: Cây nhỡ cao 5-6m, thân cành nhẵn, màu lục nhạt, có những chấm trắng. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 11-17 lá chét mọc đối, hình bầu dục thuôn, dài 30-45mm, rộng 12-20mm, mặt dưới hơi có lông, hoa nhỏ, màu trắng hay vằn lục nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả đậu thắt eo ở khoảng giữa các hạt thành một chuỗi lúc khô thì nhăn nheo, màu đen nâu, chia 2-5 đốt chứa 2-5 hạt hình bầu dục, hơi dẹt, màu đen bóng.

Mùa hoa tháng 5-8, mùa quả tháng 9-10.

Bộ phận dùng: Nụ hoa - Flos Sophorae lmmaturus, thường gọi là Hoè mễ: Hoa hoè - Flos Sophorae, hay Hoè hoa; và quả Hoè - Fructus Sophorae, hay Hoè giác.

Nơi sống và thu hái: Hoè được trồng từ lâu đời làm cây cảnh và cây Thu*c ở nước ta, ở Nhật Bản, Trung Quốc (Hải Nam) và một số nơi khác ở Đông Nam Á. Ở nước ta, Hoè được phát triển trồng nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ An và gần đây ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Người ta trồng Hoè bằng hạt hoặc giâm cành vào mùa xuân. Sau 3-4 năm bắt đầu thu hoạch, cây càng sống lâu càng cho nhiều hoa. Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô; dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa, sao cháy tồn tính (80%) để cầm máu. Quả hái vào tháng 9-11, rửa sạch, đồ mềm, phơi hay sấy khô; dùng sống hay có thể sao qua. Khi dùng giã giập.

Thành phần hóa học: Nụ hoa Hoè chứa rutin, có thể đạt tới 34%. Còn có bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C. Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như genistein, sophoricosid, sophorabiosid, kaempferol, glucosid C, rutin 4,3%. Hạt Hoè chứa 1,75% flavonoid trong đó có rutin 0,5%, một số alcaloid, cytisin, N-methyl cytisin, sophocarmin, matrin. Ngoài ra còn có 8-24% chất béo và galactomanan.

Tính vị, tác dụng: Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não. Ngày nay ta biết được các tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của các mao quản, tác dụng kháng chiếu xạ, tác dụng hạ huyết áp. Hoa Hoè có tác dụng lương huyết, chỉ huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nụ hoa sao đem chữa xuất huyết, cháy máu cam, ho ra máu, băng huyết, trĩ cháy máu, xích bạch lỵ. Nụ hoa dùng uống chữa đau mắt, cao huyết áp, phòng ngừa đứt mạch máu não. Ngày dùng 8-10g, dạng Thu*c hãm hoặc sắc, hoặc dùng 0,5-3g dạng bột hoặc viên. Quả sao tồn tính chữa đại tiện ra máu.

Ngày dùng 6-12g dạng Thu*c hãm hay sắc.

Đơn Thu*c:

1. Chữa các loại xuất huyết, đi lỵ ra máu, bệnh trĩ, đi ngoài ra máu: dùng hoa Hoè (sao qua) 10-15g, hoặc dùng quả Hoè 8-12g sắc uống hoặc dùng hoa hoè sao đen 20g, Địa du sao đen 10g, Diếp cá 12g, nước 300ml, sắc còn 200ml.

2. Chữa người có huyết áp cao, đầu choáng váng, ngón tay hơi tê, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược, mắt đau sợ chói, khó ngủ: Hoè hoa sao, hạt Muỗng sao, hai loại bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng 10-20g; hoặc dùng riêng mỗi vị 10g hãm uống thay chè.

3. Chữa sốt xuất huyết khi sốt đã lui mà còn xuất huyết nhẹ, chảy máu dưới da, hay trẻ em thường đổ máu mũi, chảy máu chân răng; trằn trọc khó ngủ: Cũng dùng Hoè hoa sao và hạt Muồng sao, tán bột, ngày dùng 10-20g; hoặc sắc 10g quả Hoè uống.

4. Chữa trĩ bị sưng đau: Quả Hoè phối hợp với Khổ sâm, lượng bằng nhau, nghiền thành bột hoà với nước bôi ngoài.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-hoe-sophora-japonica-l-f)

Tin cùng nội dung

  • Cơn trĩ cấp và cơn đau rát hậu môn do nứt kẽ là những cơn đau buốt rát làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Để khống chế các cơn đau này phải sử dụng đến một số Thuốc.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY