Mướp đắng (tên Hán-Việt: khổ qua được dùng thông dụng ở miền Nam Việt Nam, khổ 苦: đắng, qua 瓜: gọi chung các loại bầu, bí, mướp; tên khoa học: Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Mướp đắng là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ở Ấn Độ (Karela करेला trong tiếng Hindi), Pakistan (Karela کریلا trong tiếng Urdu, اردو), (komboze کمبوزه trong tiếng Ba Tư), Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe.
Mô tả: Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, chia 5-7 thùy, mép khía răng, gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá, có cuống dài. Cành hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹp, có màng đỏ bao quanh.
Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, được trồng phổ biến để lấy quả làm rau ăn. Nếu dùng làm Thu*c thì chọn quả vàng lục, dùng tươi. Nếu cần hạt thì lấy ở những quả chín, phơi khô. Lá, rễ thường dùng tươi.
Thành phần hóa học: Trong quả có tính dầu rất thơm, glucosid, saponin và alcaloid momordicin; còn có các vitamin B1, C; caroten, adenin, betain. Hạt chứa dầu và chất đắng. Trong quả còn có các enzym tiêu protein.
Tính vị, tác dụng: Cây có vị đắng, tính hàn, không có độc, tính giống Rau má; có tác dụng trừ tả nhiệt, giải lao, thanh tâm, sáng mắt. Quả có vị hơi đắng, tính hàn, không có độc; lúc còn xanh nó có tính giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát tim, nhuận tràng bổ thận, nuôi can huyết, bớt mệt mỏi, trừ nhiệt độc, lợi tiểu, làm bớt đau nhức khớp xương; khi chín nó có tính bổ thận kiện tỳ, đường huyết. Dịch lá hơi nhuận tràng, hạ sốt. Quả và lá còn có tác dụng diệt giun; rễ dùng để thu liễm.
Công dụng: Quả được dùng làm Thu*c bổ máu, giảm sốt, giảm ho, trị giun, hạ đái đường. Còn dùng ngoài trị nhọt mủ, xát ngoài da cho trẻ em trị rôm sẩy.
Ở Trung Quốc, người ta dùng quả Khổ qua để trị đột quỵ tim, bệnh sốt, khô miệng, viêm hầu, bệnh ecpet mảng tròn.
Ở Ấn Độ, dịch quả được dùng trị rắn cắn, quả (cả lá, rễ) dùng tốt trị bệnh đái đường do tác dụng làm giảm glucose huyết.
Lá trị mọi thứ đơn độc, đỏ tấy, vết thương nhiễm độc, viêm mủ da, trĩ đau và trị rắn cắn. Còn dùng chữa nhức đầu, đau óc và bạch đới hạ. Dịch lá được dùng ở Ấn Độ trị bệnh về mật. Quả và lá dùng trị trĩ, phong cùi, vàng da và trị giun.
Hạt có tính bổ dương, tráng khí, dùng chữa ho, viêm họng, trẻ em lên cơn kinh giật do sốt cao hoặc kinh phong.
2. Chữa trẻ em đầu khô sủi vẩy trắng, chốc đầu: Dùng lá Ðào nấu nước gội, rồi nhai quả và hạt. Mướp đắng xoa, hoặc giã nát bôi.
4. Chữa nhọt độc sưng tấy và mụn nhọt đau nhức: Lá Mướp đắng 1 nắm, sắc uống với một chén rượu, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12g với rượu. Ngoài giã lá tươi chưng nóng đắp vào (Dược liệu Việt Nam - Lê Trần Ðức).
Ở Việt Nam, khổ qua là món ăn phổ biến vào những ngày Tết, đặc biệt ở miền Nam. Tuy nhiên có hai cách giải thích trái ngược nhau về món ăn này trong ngày tết. Một cách giải thích cho rằng khổ qua nghĩa là rước đến cái khổ cho mình cho nên không nên ăn, cách giải thích thứ hai lại cho rằng ăn cho cái khổ nó qua đi. Một số món ăn ngon làm từ mướp đắng là canh mướp đắng nhồi thịt, canh mướp đắng cá quả, mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi trứng muối và mướp đắng rán giòn.
Chủ đề liên quan:
cây mướp cây mướp đắng cây mướp đắng chữa bệnh gì dược liệu khổ qua Lương qua momordica charantia mướp đắng mướp đắng chín đỏ mướp đắng rừng mướp đắng trị mụn tác dụng của mướp đắng khô tác dụng của mướp đắng với da mặt tác dụng của mướp đắng xào trứng uống nước mướp đắng có tác dụng gì