Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Nhãn hương, Kiều đậu - Melilotus suaveolens Ledeb

Theo y học cổ truyền, dược liệu Nhãn hương Lá khô thơm mùi nhãn. Toàn cây có vị cay, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện vị hoá thấp, lợi niệu, sát trùng. Rễ có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Toàn cây dùng trị: đau mắt, kiết lỵ, sốt rét, miệng hôi thối và chứng đau đầu, cảm sốt.

1.Hình ảnh chùm hoa cây Nhãn hương

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Nhãn hương

Nhãn hương, Kiều đậu - Melilotus suaveolens Ledeb., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây thảo mọc đứng, cao 60-90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài, dài từ 12-15mm, gân phụ mảnh, 9-19 cặp, mép có răng ở phần trên, lá kèm đính vào cuống. Chùm hoa cao 3-10cm, hoa nhỏ màu vàng hay trắng. Quả hình trái xoan - bầu dục, cao 3-5mm, nhăn nheo nhiều, khi chín màu đen, chứa 1-2 hạt bầu dục.

Hoa tháng 4-5, quả tháng 6.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Meliloti Suaveolentis.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Âu châu, Bắc Mỹ và Á châu. Ở nước ta, cây phân bố rải rác ở nhiều tỉnh, thường gặp mọc hoang ở Vĩnh Phú, Hoà Bình tới Ninh Bình và các bãi đất bồi ven sông Hồng, ven sông Đáy. Thu hái ngọn, thân và hoa vào mùa hạ, thái ngắn, phơi khô. Rễ thu hái cuối mùa hạ, đầu mùa thu, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hoá học: Cây chứa coumarin.

Tính vị, tác dụng: Lá khô thơm mùi nhãn. Toàn cây có vị cay, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện vị hoá thấp, lợi niệu, sát trùng. Rễ có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Công dụng: Toàn cây dùng trị: đau mắt, kiết lỵ, sốt rét, miệng hôi thối và chứng đau đầu, cảm sốt. Liều dùng: 12-20g, sắc uống.

Rễ dùng trị: lâm ba kết hạch. Dùng 40-80g rễ ngâm trong 1 lít rượu trắng. Một tuần sau, dùng mỗi lần một chén nhỏ; ngày dùng 3 lần.

Đơn Thu*c:

1. Đau mắt: Ngọn cây có hoa phơi khô 50-100g hãm với 100ml nước sôi, để nguội, rửa mắt; ngày hai lần.

2. Viêm họng khản tiếng: Toàn cây 20-30g, nấu nước rồi xông, hít.

3. Sốt rét: Nhãn hương 30g, sắc nước uống, dùng 4 giờ trước khi có cơn sốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-nhan-huong-kieu-dau-melilotus-suaveolens-ledeb)

Tin cùng nội dung

  • Sốt rét là bệnh gây nên bởi ký sinh trùng Plasmodium truyền từ người sang người, nhưng gần đây các nhà khoa học còn phát hiện Thuốc kháng sinh có đóng góp không nhỏ làm tăng lây truyền bệnh sốt rét.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Các nhà khoa học Đại học London (Anh) đã phát hiện tác dụng điều trị ung thư kết trực tràng của một loại Thuốc chữa sốt rét có tên là artesunate.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY