Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Sầm, Sầm ngọt - Memecylon edule Roxb. (M. umbellatum Burm.)

Theo Đông Y, dược liệu Sầm Lá có vị chát, và đắng, có tác dụng tiêu độc. Ta thường dùng vỏ thân và lá. Vỏ dùng chữa sốt, sốt rét. Lá dùng chữa rắn cắn và chữa đau mắt.

1.Hình ảnh Hoa cây Sầm

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Sầm

Sầm, Sầm ngọt - Memecylon edule Roxb. (M. umbellatum Burm.) thuộc họ Mua - Melastomataceae.

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ nhẵn, cao cỡ 10m. Nhánh tròn. Lá có cuống, hình trái xoan - bầu dục, có góc hay gần tròn ở gốc, nhọn tù hay có mũi nhọn ở chóp, dài 3-5cm, rộng 1,5-6cm, dai, có gân giữa nổi rõ; cuống lá dài 0,5-3cm. Hoa trắng, hồng, xanh lơ hay tím, thành xim dạng tán ở nách lá, dài 1-2,5cm. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm, mang đài hoa tồn tại và thắt lại ở gốc của đài.

Bộ phận dùng: Vỏ thân, lá - Cortex et Folium Memecyli Edulis.

Nơi sống và thu hái: Loài của phân vùng Ấn Độ - Malaixia; thường gặp trên đất hơi ẩm vùng rừng núi đồng bằng nước ta.

Tính vị, tác dụng: Lá có vị chát, và đắng, có tác dụng tiêu độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Sầm ăn được.

Ở Ấn Độ, người ta đã sử dụng lá sắc uống trị bệnh lậu và bệnh bạch đới, còn dùng lá chế loại Thu*c xức rửa mắt để trị viêm kết mạc. Vỏ cây dùng sắc nước uống trị rối loạn kinh nguyệt.

Ở Campuchia, các lá non dùng đắp trĩ, nước sắc lá, hoa và quả dùng ngoài trị bệnh nấm.

Ta thường dùng vỏ thân và lá. Vỏ dùng chữa sốt, sốt rét. Lá dùng chữa rắn cắn và chữa đau mắt.

Ðơn Thu*c:

1. Sốt, Sốt rét: Vỏ cây Sầm phơi khô 6-12g sắc uống.

2. Rắn cắn: Lá Sầm tươi giã, thêm nước, gạn uống, lấy bã đắp.

3. Ðau mắt: Lá khô hãm lấy nước dùng rửa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-sam-sam-ngot-memecylon-edule-roxb-m-umbellatum-burm)

Tin cùng nội dung

  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY