Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Hoắc hương hoa nhỏ, Tu hùng hoa nhỏ - Pogostemon parviflorus Benth

Dược liệu Hoắc hương hoa nhỏ Lá tươi và rễ đều có tác dụng cầm máu giải độc. Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da. Rễ được dùng làm Thu*c chữa xuất huyết, thường dùng trong xuất huyết tử cung; còn dùng làm Thu*c chống nọc độc của bò cạp và rắn cắn.
Hoắc hương hoa nhỏ, Tu hùng hoa nhỏ - Pogostemon parviflorus

Hoắc hương hoa nhỏ, Tu hùng hoa nhỏ - Pogostemon parviflorus Benth., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm cao 0,5 - 2m; thân tròn có lông dài trắng. Lá có phiến bầu dục hay xoan tam giác, dài đến 11cm, rộng đến 6cm, có lông mịn, mép có răng đôi; cuống dài 3-4cm. Bông dày ở chót nhánh; lá bắc thon dài hơn đài; hoa không cuống; đài cao 4mm, có lông, răng 5; tràng hình ống với môi trên cao 2mm, 3 thuỳ, nhị 4 thò, chỉ nhị có lông dài, quả bế nhỏ.

Ra hoa tháng 2.

Bộ phận dùng: Lá tươi, rễ - Folium et Radix Pogostemonis.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở độ cao 1000m trở lên, trong các trảng cỏ ở Sapa (Lào cai), Măng giang (Gia lai), Đắc min (Đắc lắc), Lang hanh (Lâm đồng).

Thành phần hóa học: Trong cây có aiccaloid và tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Lá tươi và rễ đều có tác dụng cầm máu giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da. Rễ được dùng làm Thu*c chữa xuất huyết, thường dùng trong xuất huyết tử cung; còn dùng làm Thu*c chống nọc độc của bò cạp và rắn cắn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-hoac-huong-hoa-nho-tu-hung-hoa-nho-pogostemon-parviflorus-benth)

Chủ đề liên quan:

bò cạp giải độc rắn cắn

Tin cùng nội dung

  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY