Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Rung rúc nhiều hoa - Berchemia floribunda (Wall.) Brongn. (Zizyphus floribundus Wall.)

Dược liệu Rung rúc nhiều hoa Có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống, tán ứ tiêu thũng. Cũng dùng tương tự như cây Rung rúc trị phong thấp đau nhức xương, đẻ xong đau bụng. Dùng ngoài bó gãy xương.
Hình ảnh cây Rung rúc nhiều hoa, có tên khoa học: Berchemia floribunda

Rung rúc nhiều hoa - Berchemia floribunda (Wall.) Brongn. (Zizyphus floribundus Wall.), thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.

Mô tả: Cây nhỏ mọc thành bụi cao 6m, cành non có màu vàng lục. Lá có phiến xoan rộng, dài 4-7cm, rộng 2,5-3,5cm, đầu tù có mũi, gốc tròn hay cắt ngang, gân phụ 7-10 cặp, cuống dài 2cm. Chuỳ hoa ở ngọn nhánh, cao 5-6cm; nhánh dài 2-3cm; lá đài 5, cánh hoa 5, nhỏ hơn lá đài, nhị đính trước cánh hoa; đĩa mật to. Quả hạch xoan dài 0,8-1cm.

Bộ phận dùng: Rễ, quả - Radix et Fructus Berchemiae Floribundae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cũng chỈ gặp rải rác ở một số nơi tại miền Bắc từ vùng thấp đến vùng cao.

Tính vị, tác dụng: Có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống, tán ứ tiêu thũng.

Công dụng: Cũng dùng tương tự như cây Rung rúc trị phong thấp đau nhức xương, đẻ xong đau bụng. Dùng ngoài bó gãy xương.

Ở Quảng Tây (Trung Quốc), cũng được dùng trị xơ gan cổ trướng, hoàng đản, nhiệt độc trong thai, kinh nguyệt không đều; thân được dùng trị phong thấp tê đau, đau bụng trước khi hành kinh; lá dùng trị lao phổi, sưng vú.

Hình ảnh hoa, lá cây Rung rúc nhiều hoa - Berchemia floribunda

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-rung-ruc-nhieu-hoa-berchemia-floribunda-wall-brongn-zizyphus-floribundus-wall)

Tin cùng nội dung

  • Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa
  • Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới
  • Đèn đỏ là cách nói dân dã về kỳ kinh của người phụ nữ. Theo Nội kinh tố vấn, Thiên thượng cổ thiên chân luận sách Tố vấn chép: “Con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc dài. 14 tuổi (2 x 7) thì có thiên quý, mạch nhâm thông, mạch thái xung thịnh. Kinh nguyệt ra đúng kỳ”.
  • Khi hành kinh, phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi, vì bị mất máu nhiều. Những món cháo dễ thực hiện, dễ ăn, nhất là vào những ngày hè nóng nực, sẽ là bài Thu*c hữu hiệu cho phụ nữ khi đến tháng. Sau đây Mạng Y Tế xin mời các bạn tham khảo nhé.
  • Hiện nay thường xuất hiện những chứng bệnh về gan như viêm gan do virut hoặc xơ gan, gan xơ cổ trướng, hoàng đản do gan bị tắc đường mật...
  • Đông y không phân thành bệnh viêm gan mà gọi chung là hoàng đản (chứng vàng da).
  • Chứng can huyết hư trước hết là do mất huyết quá nhiều, hoặc nguồn sinh hóa ra huyết kém, hoặc do ốm đau lâu ngày can huyết bị hao thương, khi can huyết bất túc, cân mạch mất đi sự nuôi dưỡng, dẫn đến cân mạch co rút, mắt kém, móng tay, móng chân giòn dễ gãy, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế...
  • Theo Đông y, ba kích có vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận. Có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, giảm đau nhức xương, khớp./ Chinh phục bạn tình nhờ ba kích tím
  • Theo y học cổ truyền tất cả các bộ phận của rung rúc, đều có thể sử dụng làm Thu*c. Lá và cành non cho vị Thu*c gọi là lão thử nhĩ có vị hơi đắng, tính bình, không độc.
  • Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là do tuổi vị thành niên chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY