Bài thuốc dân gian hôm nay

Chứng hoàng đản

Đông y không phân thành bệnh viêm gan mà gọi chung là hoàng đản (chứng vàng da).
Đông y không phân thành bệnh viêm gan mà gọi chung là hoàng đản (chứng vàng da). Theo y văn, hoàng đản có nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết trong tỳ vị, ảnh hưởng đến can, sinh ra mắt vàng, mặt vàng rồi đến toàn thân đều vàng, nước tiểu vàng sẫm.

Nếu độc khí của thấp nhiệt lưu lại không tiêu được sẽ làm cho càng ngày càng ăn kém, gan càng ngày càng to. Về phân loại, Đông y phân ra hai chứng hoàng đản: dương hoàng và âm hoàng.

Theo y học hiện đại, các bệnh có vàng da, mắt như: viêm gan virút, xơ gan, bệnh xoắn khuẩn (Leptospira), viêm túi mật... có thể biện chứng luận trị theo chứng hoàng đản.

Nguyên nhân

Có 3 nhóm nguyên nhân chính:

Cảm nhiễm phải ngoại tà thấp nhiệt, khí uất lại làm trở ngại trung tiêu, nung nấu tỳ vị làm cho tỳ vị chuyển hóa thất thường. Thấp và nhiệt tác động lẫn nhau, thấp bị nhiệt chưng, không thoát ra được bằng đường mồ hôi hoặc đường tiểu tiện. Từ tỳ vị ảnh hưởng qua can đởm, làm cho can mất đi sự điều đạt, đởm tràn ra đi vào cơ phu, đi xuống bàng quang làm cho mắt, da, nước tiểu đều vàng.

Ăn uống không điều độ, hoặc ăn phải thức ăn bị ôi thiu, no đói thất thường, hoặc uống nhiều rượu quá... tất cả đều làm cho tỳ vị bị tổn thương, gây nên sự rối loạn của tỳ vị, từ đó thấp trọc sinh ra, ứ lại rồi hóa nhiệt, nhiệt tác động đến can đởm là mật không đi theo đường bình thường mà tràn ra cơ phu, xuống bàng quang.

Lao lực quá độ gây ra hư lao, chữa không kịp thời tích tụ lại chuyển thành nặng làm tỳ vị bị tổn thương, gây rối loạn vận hóa, thấp trọc sinh ra làm trở ngại ở trung tiêu, bên cạnh đó tỳ khí bị hư nhược, dương khí trung tiêu không được mạnh lại bị hàn thấp ngăn trở sinh ra hoàng đản.

Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị

Dương hoàng:

Triệu chứng: mắt vàng, da vàng tươi, nước tiểu vàng.

Nếu nhiệt nặng hơn thấp:

- Sốt, khát nước.

- Nước tiểu ít.

- Đi cầu táo, phân khô khó đi.

- Bụng có thể có trướng đầy.

- Rêu lưỡi vàng bẩn.

- Mạch huyền sác

Pháp trị: thanh nhiệt thấp tiết hạ.

Phương dược: Nhân trần thang gia vị (Thương hàn luận): nhân trần, chi tử, đại hoàng, hậu phác; gia: xa tiền tử, trư linh, chỉ thực.

Nếu thấp nặng hơn nhiệt: ngoài triệu chứng chung thêm:

- Đầu nặng, ngực bụng đầy trướng.

- Ăn kém, chán ăn.

- Đi cầu lỏng hoặc phân nát.

- Rêu lưỡi vàng dày, bẩn.

- Mạch nhu sác.

Pháp trị: lợi thấp, thanh nhiệt, lợi thủy.

Phương dược: Nhân trần gia ngũ linh tán (Kim quỹ yếu lược): nhân trần, quế chi, bạch truật, bạch linh, trư linh, trạch tả; gia: hoắc hương, bạch đậu khấu.

Âm hoàng:

Can uất tỳ hư:

Triệu chứng:

- Da vàng tối sậm, mắt không vàng.

- Người mệt mỏi vô lực.

- Ăn kém, chậm tiêu, chán ăn, bụng đầy trướng.

- Đại tiện nhão.

- Đau âm ỉ cạnh sườn.

- Không sốt.

- Nước tiểu bình thường.

- Rêu lưỡi.

- Mạch huyền tế.

Pháp trị: sơ can kiện tỳ.

Phương dược:

- Tiêu dao tán (Cục phương): sài hồ, đương quy, bạch thược, bạch truật, bạch linh, cam thảo; gia: uất kim, thanh bì, chỉ xác, xuyên khung, hương phụ.

- Bát trân thang gia vị: xuyên khung, đảng sâm, đương quy, phục linh, thục địa, bạch truật, bạch thược, cam thảo; gia: nhân trần, bán chi liên, chi tử, thổ phục linh.

Âm hư thấp nhiệt:

Triệu chứng:

- Sắc mặt vàng sạm, chảy máu cam, chảy máu răng, cổ trướng chân phù.

- Sốt hâm hấp hoặc sốt cao, phiền táo, hồi hộp ít ngủ.

- Khô khát miệng môi, lòng bàn tay nóng, táo bón, tiểu vàng sẻn.

- Chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng dày, mạch trầm tế sác.

- Phép trị: tư âm bổ thận, thanh nhiệt hóa thấp, thoái hoàng.

Phương dược: Lục vị địa hoàng hoàn gia vị: thục địa, sơn thù, sơn dược, trạch tả, đơn bì, bạch truật, đương quy, phục linh, địa cốt bì, bạch mao căn.

Thấp thịnh dương suy (hoàng đản do hàn thấp)

Triệu chứng:

- Da vàng sạm, tiểu vàng.

- Ăn kém, bụng đầy, mỏi mệt.

- Đau tức ở thượng, trung, hạ vị và hông sườn.

- Đi cầu thất thường.

- Không sốt.

- Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, chất lưỡi nhợt nhạt.

- Mạch nhu hoãn.

Pháp trị: ôn hóa hàn thấp.

Phương dược: Nhân trần phụ truật gia vị (Y học tâm ngộ): nhân trần, phụ tử, bạch truật, can khương, cam thảo, phục linh, trạch tả, hoàng kỳ, đảng sâm.

Tỳ vị hư nhược:

Triệu chứng:

- Vàng da, cơ phu không nhuận.

- Chân tay yếu cơ nhão.

- Trống ngực hồi hộp, ngủ ít.

- Phân lỏng.

- Lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng.

- Mạch nhu tế.

Pháp trị: kiện tỳ ôn trung, bổ dưỡng khí huyết.

Phương dược: Tiểu kiến trung thang gia vị (Thương hàn luận): bạch thược, quế chi, chích thảo, sinh khương, đại táo, di đường.

Y học cổ truyền có rất nhiều bài Thu*c, nhưng đây không phải là nhữngbài Thu*cđặc trị mà chính là tăng cường chức năng gan, giúp chức năng gan trở lại trạng thái bình thường. Trong điều trị bệnh nhân cần kết hợp giữa Đông - Tây y. Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng các loại thảo dược dễ làm bệnh tăng nặng.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/chung-hoang-dan-n128770.html)

Chủ đề liên quan:

hoàng đản vàng da viêm gan

Tin cùng nội dung

  • Chào BS, tôi có đi làm xét nghiệm tổng quát, có kết quả là Anti HBs ( D.luong, quantitative ) > 1000 ( >= 10 mUI/ml) va IgE 253. 6 H ( < 130 UI / mL ).
  • Có nhiều nguyên nhân gây vàng da. Có nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có khi vàng da là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng.
  • Sỏi mật là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nặng.
  • Không chỉ quả dứa, thân cây dứa cũng chữa được nhiều bệnh.
  • Chào Mangyte, Cháu muốn sang BV Bạch Mai xét nghiệm máu để biết bệnh Viêm gan B thì chi phí có cao không ạ? Khoảng bao nhiêu ạ? Cháu có bảo hiểm ở BV Tuệ Tĩnh sang đó có được hưởng không ạ? Cháu cảm ơn ạ!
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới.
  • Người bị bệnh viêm gan dùng các Thuốc chữa bệnh khác rất khó, nếu tự ý dùng sẽ bị sai sót, dẫn đến tai biến.
  • Viêm gan được gây ra bởi nhiều nguyên nhân mà phổ biến nhất là một trong 5 loại virus (A, B, C, D hoặc E). Tất cả những loại virus này gây nên phản ứng viêm ở gan và cản trở chức năng S*nh l* của gan. Bài viết này cung cấp kiến thức cơ bản về viêm gan A và cách phòng tránh.
  • Viêm gan B là tình trạng viêm gan rất nghiêm trọng, thường lây lan qua sự tiếp xúc với máu và/hoặc dịch cơ thể của người đã nhiễm bệnh. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY