Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây sinh địa trị rong kinh, động thai

Sinh địa là một trong những vị Thu*c được sử dụng lâu đời của YHCT, là vị Thu*c được chế biến từ rễ của cây sinh địa hoàng.
Sinh địa là một trong những vị Thu*c được sử dụng lâu đời của YHCT, là vị Thu*c được chế biến từ rễ của cây sinh địa hoàng. Sinh địa hoàng khi mới thu hoạch gọi là tiên địa hoàng, vị hơi ngọt, hơi đắng, tính rất hàn, trị các chứng nhiệt như huyết nhiệt, tỳ, vị nhiệt, đại tràng nhiệt...

Do có tính lương huyết và chỉ huyết, sinh địa thường được dùng trị các bệnh thuộc chứng nhiệt như sốt, đái tháo đường, chảy máu cam, chảy máu chân răng, táo bón, trĩ kèm chảy máu, rong kinh, rong huyết của phụ nữ, mụn nhọt, mẩn ngứa...Ngoài ra còn được dùng trị các bệnh về thận và tuyến thượng thận. Hiện nay, sinh địa cũng được sử dụng trong các bệnh tự miễn: Luput, viêm khớp dạng thấp, bệnh xơ cứng...

Một số bài Thu*c trị bệnh có sinh địa:

Chữa sốt rét: sinh địa, miết giáp, mỗi vị 12g; thạch cao 16g; tri mẫu, đan bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa rò hậu môn, trực tràng do lao: sinh địa, thục địa, mỗi vị 12g; thanh cao, miết giáp, mỗi vị 16g; mạch môn, tri mẫu, địa cốt bì, hoàng bá, hoàng cầm, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang trước bữa ăn.

Chữa suy nhược cơ thể, kém ăn, táo bón, sốt nhẹ, hoặc sau nhiễm khuẩn: sinh địa, sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, mỗi vị 12g: sau khi sắc thêm 12g đường phèn, quấy đều, uống sau bữa ăn, ngày 1 thang.

Trị đái tháo đường týp 2: sinh địa 30g, sinh hoàng kỳ, thạch hộc, mạch môn, mỗi vị 9g; huyền sâm 15g; sinh cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, trước bữa ăn.

Trị tân dịch khô kiệt, háo khát, kinh nguyệt không đều, lượng ít, đau đầu: sinh địa 40g: địa cốt bì, mạch môn mỗi vị 12g: bạch thược, a giao, mỗi vị 16g; huyền sâm 20g. Sắc ngày 1 thang chia uống 3 lần trước bữa ăn.

Trị rong kinh, rong huyết của phụ nữ: sinh địa 12g; bồ hoàng 20g; địa du (sao đen), a giao (sao đen), huyết dư (tóc rối), tông lư, kinh giới tuệ, mẫu đơn bì (đều thán sao), bạch thược, mỗi vị 12g. Tất cả các vị đều được tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-12g trước bữa ăn.

Chữa động thai ra máu: sinh địa, thục địa, hoài sơn, tục đoạn mỗi vị 12g; bạch thược, hoàng cầm, hoàng bá, mỗi vị 8g: cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang trước bữa ăn.

Chú ý: Do sinh địa có tính hàn, không thích hợp với các trường hợp phụ nữ đang mang thai, hoặc đang ở thời kỳ cho con bú. Vì tính lạnh của vị Thu*c có thể dẫn đến sôi bụng, tiêu chảy hoặc gây trướng bụng đầy hơi; đôi khi có thể gây nôn, mửa và đau bụng nên những người tỳ vị hư hàn, bụng đầy trướng, viêm đại tràng thể hàn cũng không nên dùng sinh địa.

GS.TS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-sinh-dia-tri-rong-kinh-dong-thai-15605.html)

Tin cùng nội dung

  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Tôi có u tuyến thượng thận phải mổ nội soi nhưng không biết phải nằm viện bao lâu? Và tôi phải chuẩn bị bao nhiêu tiền là đủ vậy BS (tôi có BHYT)? Gần tết quá rồi, nếu tôi để qua tết mới mổ thì có sao không? Tôi xin chân thành cảm ơn! (L.V.H. Nam - nam.super…@gmail.com)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, nam ngưu tất có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt được sử dụng để chữa viêm khớp
  • Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY