Để thành công, mỗi người trong số chúng ta cần rất nhiều yếu tố: tinh thần nhiệt huyết, lòng đam mê, sự thông minh, ham thích học hỏi, thái độ tích cực, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
Tuy nhiên, như ông bà ta vẫn nói “cần cù bù thông minh”, nếu tư chất của bản thân không quá xuất chúng, chúng ta cần lao động cật lực và Nghe qua có vẻ nghịch lý, bởi tại sao lười biếng lại có thể có tác động tích cực đến đời sống của chúng ta như vậy. Vì lười biếng được nhắc đến ở đây không phải hiểu theo nghĩa “siêng ăn, nhát làm” mà là một thái độ sống nhàn nhã, giản dị.
Trong cuộc sống, phần nhiều rắc rối phát sinh là do bản thân chúng ta tự mình quàng vào, là do suy nghĩ quá nhiều gây ra. Những phiền não quá nhiều sẽ khiến bộ não không còn chỗ trống cũng như thời gian để suy nghĩ những vấn đề xung quanh.
Lười động não một chút không đồng nghĩa với việc không để tâm đến những chuyện khác mà chỉ là để tâm đến những chuyện lớn, chuyện cần thiết. Lười động não sẽ bớt lo lắng, bớt so đo, tất cả đều thuận theo tự nhiên để tâm được nhẹ nhàng.
Cung tên lên dây quá lâu, căng rồi sẽ đứt. Con người cũng vậy, bỏ qua được thì hãy bỏ qua, nâng lên được đặt xuống được, đừng ép bản thân phải quá ôm đồm.
Nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống, Tô Đông Pha là người có thái độ sống rất tích cực. Dù gặp phải chuyện không như ý cỡ nào, ông cũng luôn vui vẻ. Những đau khổ không thể quật ngã ông, mà chỉ làm Tô Đông Pha trở nên mạnh mẽ hơn.
Có câu: “Trước khi nói người khác chuyện gì, hãy ngồi tĩnh tâm để suy nghĩ về bản thân mình trước”. Cho nên, trước khi chỉ trích bất kỳ ai, hãy nhìn lại xem bản thân mình đã thật sự tốt và hoàn thiện hay chưa.
“Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, mọi xung đột đều từ ngữ khí và lời nói bất hảo, từ cái tâm chỉ trích và thái độ không nghĩ cho người khác mà ra. Nếu lười mở miệng một chút thì sẽ ít lời qua tiếng lại, quan sát và lắng nghe nhiều hơn, tự rút ra cho bản thân mình thế nào là đúng là sai. Đôi khi không nhất thiết phải nói ra hết những lời trong lòng.
Nói chuyện cũng phải có nghệ thuật, có ý thức và chừng mực, cái gì nên nói, cái gì không nên nói cũng cần cân nhắc, suy nghĩ một cách cẩn thận. Đừng nói xấu sau lưng người khác, điều này chỉ dẫn đến những rắc rối và mâu thuẫn.
Ít nói chuyện của người khác có thể giúp bản thân tránh xa thị phi, thêm bạn bớt thù. Trong cuộc sống, hãy biến thù thành bạn. Người không có kẻ thù mới là người mạnh mẽ và hạnh phúc nhất.
Trước khi có suy nghĩ ôm đồm, lo lắng cho chuyện của người khác, hãy làm tốt chuyện của bản thân mình trước. Nếu lúc nào cũng chỉ đạo người khác phải làm việc này việc kia, chúng ta sẽ khiến họ cảm thấy rất khó chịu. Thay vào đó, chúng ta có thể giúp đỡ người khác hoàn thành công việc tốt hơn chứ đừng bao giờ áp đặt suy nghĩ của bản thân mình lên người họ.
Chúng ta không thể thay người khác quyết định cuộc đời của họ, dù đó có là người thân, gia đình của mình đi chăng nữa. Lười động tay động chân một chút, ngừng can thiệp vào chuyện của người khác, chúng ta sẽ thấy cuộc đời mình nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Mỗi người là một cá thể độc lập và chính vì chúng ta biết giữ khoảng cách với nhau mà mối quan hệ lại càng trở nên đẹp hơn, cao quý hơn.
Cuộc sống là vậy, chăm chỉ mang lại cho chúng ta rất nhiều thứ, nhưng đôi khi, lười biếng trong tâm tưởng, suy nghĩ và cách đối nhân xử thế còn mang lại cho chúng ta nhiều thứ hơn mình tưởng. Bớt so đo, tính toán; ít tranh luận, can thiệp vào công việc của người khác cũng như bớt chỉ đạo… để tâm tư được an yên, nhẹ nhàng và thanh thản nhất có thể.
Chủ đề liên quan:
3 việc áp đặt suy nghĩ chăm chỉ lời qua tiếng lại lòng đam mê lười biếng mối quan hệ thái độ sống thái độ tích cực thành công thành công nhất tô đông pha Triết lý công sở