Phục hồi chức năng càng sớm càng tốt
Gs.ts lê đức hinh, nguyên chủ tịch hội thần kinh học việt nam cho rằng, đột quỵ bao gồm nhồi máu não (do tắc nghẽn mạch máu não) và xuất huyết não (máu chảy ra tổ chức não). bệnh thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tri giác, liệt nửa người, cấm khẩu. đây là một bệnh lý nặng. ngoài việc sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị, sau khi ổn định đời sống của bệnh về nhà cần quan tâm đặc biệt.
Người bị đột quỵ cần phục hồi chức năng lâu dài. Ảnh minh họa
Hiện nay với người không may bị đột quỵ não dù người già hay trẻ, việc chăm lo Thu*c men, phẫu thuật chúng ta làm ngay, nhưng có vấn đề quan trọng chưa được chú ý là phục hồi chức năng cho người bệnh.
Gần đây, quan niệm hiện đại là phải làm sao phục hồi chức năng càng sớm càng tốt cho người bệnh. Cố gắng đưa người bệnh ra ngoài giường bệnh sớm nhất trong vòng 2 - 3 ngày đầu khi đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Gs.ts lê đức hinh cũng nhấn mạnh, việc phục hồi chức năng đó không chỉ vài ba ngày, mà cần phải có quá trình vì có những người sau vài năm vẫn còn di chứng. chúng tôi đã chứng kiến khi trước đây chưa có chuyên ngành về phục hồi chức năng thì người nhà tập cho người nhà mà khả năng phục hồi chưa cao. bên cạnh phục hồi cơ thể người bệnh, chúng ta cũng cần chú ý tới tâm lý người bệnh. khoảng 30% những người không may bị đột quỵ não trong vòng 3 năm có thể sa sút trí tuệ và đấy là một vấn đề cần quan tâm đến.
Pgs.ts hồ thị kim thanh, trưởng khoa nội tiết - cơ xương khớp (bệnh viện lão khoa trung ương) cũng cho rằng, việc phục hồi chức năng sớm rất quan trọng với người bệnh đột quỵ. nhìn chung những bệnh nhân đột quỵ khi qua giai đoạn cấp thì vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, vận động phục hồi chức năng cho bệnh nhân rất quan trọng, giúp bệnh nhân sớm hồi phục và sớm hòa nhập với cuộc sống.
Đột quỵ có hai thể nhồi máu não, xuất huyết não nhưng nhiều người cứ nghe đột quỵ là sợ, đều nghĩ như vậy là xuất huyết và xuất huyết là chảy máu. họ nghĩ rằng, chỉ cần nghiêng người bệnh là máu chảy ào ra. chính quan niệm này khiến cho họ nghĩ rằng, cứ giữ cho người bệnh nằm nguyên một tư thế, thậm chí không được nhúc nhích đầu trên giường sau khi bị đột quỵ là tốt nhất.
Tuy nhiên đây là quan niệm rất sai lầm, bởi nếu chỉ để vài tiếng sau sẽ gây ra tì, loét, tăng nguy cơ đông. Trên nền xuất huyết như vậy có thêm một cục máu đông nữa, có khi tắc mạch chi. Lúc này điều trị vô cùng khó khăn, dùng chống đông cũng không được. Bởi vậy, mọi người cần thay đổi quan niệm này. Cần cho người bệnh vận động nhẹ nhàng. Có thể chỉ là động tác co tay chân trên giường càng sớm càng tốt để tránh những huyết khối, máu đông ở những giờ đầu tiên. Quá trình phục hồi vận động xảy ra phần lớn trong 3 – 6 tháng đầu, và có thể tiếp tục cho đến 2 năm hoặc hơn.
Cần dự phòng tái phát bệnh
Pgs.ts hồ thị kim thanh cho rằng, sau khi đột quỵ lần đầu thì nguy cơ tái phát rất cao. tỷ lệ đột quỵ tái phát trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát sau đó.
Để làm giảm mức độ tái phát đột quỵ, người bệnh cần uống Thu*c đúng theo toa bác sĩ và không nên tự ý dừng khi chưa có ý kiến của bác sĩ. ngoài ra cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và thay đổi chế độ sống. các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ là cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường và hút Thu*c lá.
Theo các thống kê, sau đột quỵ khoảng 30-40% bệnh nhân hồi phục tốt, có thể đi lại, sinh hoạt và thực hiện hầu hết các công việc trước đây từng làm. khoảng 30% bệnh nhân có mức độ tàn phế trung bình, có thể tự sinh hoạt cá nhân nhưng không thể quay trở lại công việc ban đầu. người bệnh có thể đi được nhưng cần sự hỗ trợ của dụng cụ. còn lại bệnh nhân mức tàn phế nặng hầu như phải nằm một chỗ trên giường bệnh, không thể tự chăm sóc bản thân, đòi hỏi người nhà phải hỗ trợ mọi sinh hoạt cá nhân.
Sự quan tâm chăm sóc sau đột quỵ tốt, người bệnh cải thiện sức khỏe cũng nhanh chóng hơn. các chuyên gia y tế cho biết, trong quá trình chăm sóc người bị đột quỵ, mọi người cần chú ý một số yếu tố sau:
+ Cần cho bệnh nhân nằm ở phòng thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh ẩm ướt và tối. Giường nằm không nên kê sát tường, nên có khoảng trống xung quanh để tiện cho việc lăn trở bệnh nhân.
+ người bị đột quỵ thường nằm lâu, nhất là những bệnh nhân hôn mê dễ gặp biến chứng loét. thường gặp loét ở những chỗ bị tỳ đè nhiều như vùng cùng cụt, hai gót chân, hai bả vai. một khi đã để bị loét thì việc điều trị sẽ phức tạp, khó khăn, thậm chí bệnh nhân có thể Tu vong do nhiễm khuẩn huyết hoặc quá suy kiệt. cho người bệnh nằm trên đệm hơi hoặc đệm nước. cứ 2 giờ trở mình cho bệnh nhân một lần từ nằm ngửa sang nằm nghiêng phải hoặc trái.
+ Xoa bóp nhẹ nhàng những vùng bị tỳ đè nhiều hàng ngày tránh co cứng cơ và giúp lưu thông tuần hoàn. Với bệnh nhân liệt vận động vừa cần được điều trị phục hồi chức năng. Tập luyện vận động tay chân để tránh teo cơ và cứng khớp, nhất là khớp khuỷu và khớp vai, khớp háng và khớp cổ chân… theo hướng dẫn của kỹ thuật viên phục hồi chức năng.
3 giờ đầu tiên sau đột quỵ được xem là thời điểm vàng, khả năng hồi phục rất cao nếu được điều trị bằng Thu*c tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ. một người bình thường khỏe mạnh đột nhiên đau đầu dữ dội hoặc bất chợt tê một tay, tê nửa người, nói khó, chóng mặt… là đã bị đột quỵ. bởi vậy, khi có những dấu hiệu của triệu chứng đột quỵ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. cần tránh áp dụng các phương pháp truyền miệng hoặc sử dụng các loại Thu*c không rõ tác dụng làm chậm trễ thời gian vàng cho điều trị.
Theo Phương Thuận – Nguyễn Mai/Gia đình & Xã hội
Link bài gốc Lấy link
https://giadinh.net.vn/song-khoe/cham-soc-sau-dot-quy-nhu-the-nao-de-khong-bi-liet-20181203200729559.htmTheo Phương Thuận – Nguyễn Mai/Gia đình & Xã hội
Chủ đề liên quan:
bệnh tim buồn nôn cao huyết áp chăm sóc chóng mặt đau đầu đột quỵ đột quỵ não sau đột quỵ tâm lý người bệnh tiểu đường xuất huyết não