Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chăm sóc sức khỏe tinh thần tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là thời kỳ phát triển trí lực mạnh mẽ. Tuy nhiên do suy nghĩ còn non nớt nên trẻ không ý thức được những hậu quả từ hành vi của mình ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần.

Bộc lộ bản thân, mong muốn tách khỏi sự bao bọc của bố mẹ

Tuổi dậy thì là thời kỳ mà bất cứ trẻ nào cũng phải trải qua những biến đổi quan trọng về cơ thể cũng như về tâm lý. Có trẻ dậy thì sớm và cũng có trẻ dậy thì muộn. Trí nhớ phát triển tốt, từ tư duy cụ thể, tư duy lấy tôi làm trung tâm đã phát triển tới dư duy logic, trừu tượng phát triển mạnh. Khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận và phán đoán cũng được nâng cao. Cùng với sự tự tin hơi quá và lòng tự tôn hừng hực, tạo nên sự bất kham...

10 tuổi trẻ đã có nhận thức ban đầu về giới tính. Từ 14 - 15 tuổi, sự tăng tiết các hormone Sinh d*c cùng với nhận thức rõ hơn về giới tính đã thôi thúc trẻ nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Trẻ đã bắt đầu hình thành khái niệm “thích”, “yêu”... Đặc biệt, trẻ rất nhạy cảm. Tuy nhiên, vì cảm xúc và nhận thức chưa chín chắn, chưa ổn định nên tình cảm rất dễ thay đổi.

Đối với trẻ trai, tác động của hormone tới các bộ phận Sinh d*c và tâm lý rất mạnh. Khi ấy, các em cảm thấy trong người bí bách, thiếu bình tĩnh, bối rối và hay thẹn thùng. Khoảng 13-14 tuổi, cơ thể các em nam đã sản xuất tinh trùng. Trẻ có thể bị xuất tinh do thủ dâm hoặc do “giấc mơ ướt”.

Ở tuổi 14-16, trẻ dành sự quan tâm hơn đến diện mạo, vóc dáng, ưu nhược điểm trên cơ thể. Lúc này tính cách trẻ phát triển theo xu hướng độc lập, tự khẳng định bản thân, muốn thoát khỏi kiểm soát của gia đình, mở rộng các mối quan hệ xã hội, đồng thời muốn tự quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân mình. Khi đó, trẻ rất xem trọng tình bạn và thường chịu ảnh hưởng của bạn bè, nhưng do suy nghĩ còn non nớt nên trẻ không ý thức được những hậu quả từ hành vi của mình.

Một vấn đề khác là khi trẻ bắt đầu chú ý đến bạn khác giới. Tuy nhiên trẻ còn dễ thay đổi tình cảm, muốn thỏa mãn ngay nhưng cũng rất mau chán. Do tò mò cùng với muốn khám phá khả năng T*nh d*c của mình nên trẻ dễ bốc đồng, hành động theo bản năng mà không ý thức được hậu quả: muốn chứng tỏ mình là một người lớn thực thụ, chỉ làm những việc mình thích, lười học, thích đi chơi, hút Thu*c lá, uống rượu bia, đua xe, quan hệ T*nh d*c trước hôn nhân…Với những việc như vậy, trẻ thường gặp phải sự ngăn cấm của cha mẹ và lúc này có thể xảy ra những xung đột giữa trẻ và phụ huynh…

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với phim ảnh, các trò chơi bạo lực...

Khi nào cần gặp bác sĩ tâm lý?

Bố mẹ cần dành nhiều thì giờ để quan sát, tìm hiểu, làm bạn cùng con, tạo điều kiện dễ dàng và thuận tiện để các con tâm sự, chia sẻ. Bố mẹ cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định. Hành trình dạy con tuổi dậy thì là chặng đường gian khó và phức tạp. Vì vậy kế hoạch dạy con cái cần được thực hiện bằng những phương pháp cụ thể và hợp lý.

Việc tìm hiểu nhu cầu hay thấu hiểu tâm lý của con cũng đòi hỏi bố mẹ phải có kỹ năng đích thực. Làm thế nào để hiểu con mà không làm con có cảm giác đang bị dò xét hay kiểm tra quá gắt gao (không xem nhật ký, đọc lén tin nhắn trên điện thoại... mà vẫn có thể hiểu con). Chưa kể đến việc phải theo dõi từng bước đi hay từng sự thay đổi của con mình trong đời sống giới tính để rồi đủ “chuyên môn” để nói với con về sự thay đổi của cơ thể, về sự dậy thì... Tiếp theo là vấn đề trò chuyện với con về ước mơ, học tập, định hướng nghề nghiệp và cả tình yêu đôi lứa. Cần tôn trọng, lắng nghe con cái, chấp nhận và chia sẻ chân thành...

Khi trẻ có biểu hiện của các bệnh tâm lý ở lứa tuổi này cha mẹ nên gần gũi, tâm sự tìm cách giúp đỡ con. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực. Nếu bệnh không giảm hoặc có các dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ tâm lý để có hướng điều trị kịp thời và sử dụng Thu*c khi cần thiết.

PGS.TS. Minh Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-suc-khoe-tinh-than-tuoi-day-thi-n188939.html)

Chủ đề liên quan:

sức khỏe tinh thần

Tin cùng nội dung

  • Khoa học đã chứng minh được rằng, các hoạt động thể dục - thể thao (TDTT) không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất,
  • Những thói quen “xấu” trong cuộc sống hàng ngày đôi khi đã ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng.
  • Trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý vô cùng nguy hiểm. Nó khiến người mắc bệnh rơi vào trạng thái buồn bã, thiếu tập trung, có suy nghĩ muốn Tu tu, từ đó dẫn đến suy kiệt sức khỏe cả vật chất lẫn tinh thần.
  • Những tác động tích cực cho tinh thần để có một nhan sắc hoàn hảo chính là điều bạn nên bổ sung cho cẩm nang làm đẹp của mình.
  • SKĐS -Yoga có thể đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm khớp vì nó kết hợp hoạt động thể chất với kiểm soát căng thẳng và kỹ thuật thư giãn và tập trung vào những chỗ đau để có thể tạo ra sự thay đổi dần dần.
  • Những trẻ ngủ sớm dường như khỏe mạnh hơn và bố mẹ cũng có sức khỏe tinh thần tốt hơn
  • Nhiều người có xu hướng ăn đồ ngọt một lượng vừa phải sẽ giảm mệt mỏi, stress, căng thẳng. Đây cũng là thông tin được công bố qua một nghiên cứu tại Đại học Cincinnati, Mỹ.
  • Một nghiên cứu mới của ĐH Edinburgh và Dusseldorf (Đức), Cao đẳng ĐH London (Anh) và Trường Y Havard cho biết, loại Thuốc có hiệu quả cao giúp người nghiện Thuốc lá bỏ hút Thuốc
  • Các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) đưa bằng chứng mới cho thấy, phụ nữ uống rượu mỗi ngày sẽ tăng 13% nguy cơ mắc các bệnh ung thư,
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY