Những trẻ ngủ sớm dường như khỏe mạnh hơn và bố mẹ cũng có sức khỏe tinh thần tốt hơn
Theo kết quả một nghiên cứu mới, các bậc phụ huynh có thể giúp con và chính bản thân mình có sức khỏe tốt chỉ bằng cách điều chỉnh thời gian ngủ của trẻ. Những trẻ ngủ sớm dường như khỏe mạnh hơn và bố mẹ cũng có sức khỏe tinh thần tốt hơn
Jon Quach, tác giả nghiên cứu chính ở Viện Nghiên cứu trẻ em Murdoch, ở Melbourne, Úc và cộng sự định nghĩa ngủ sớm là ngủ từ lúc 8h30 tối.
TS Wendy Sue Swanson, người không tham gia vào nghiên cứu này cho biết đó là thời gian ngủ thông thường cho trẻ trước tuổi đến trường. Ở độ tuổi này trẻ có hàm lượng melatonin, hormon giúp não thư giãn và chìm vào giấc ngủ có xu hướng đạt đỉnh vào khoảng 8 giờ tối.
Chúng ta đều biết rằng giấc ngủ là một phần thực sự có liên quan tới sức khỏe tinh thần, tâm trạng. Ở trẻ điều đó có liên quan tới hành vi và khả năng tự kiểm soát.
Về phía người mẹ, nếu trẻ
đi ngủ sớm, mẹ sẽ có thời gian nghỉ ngơi, làm việc và cảm nhận mọi thứ trong tầm kiểm soát.
Kết quả nghiên cứu dựa trên các cuộc phỏng vấn với trẻ em và phụ huynh tham gia vào nghiên cứu “Phát triển ở Úc”, bắt đầu theo dõi hàng nghìn gia đình ở Úc từ năm 2004 và tiếp tục kiểm tra họ cứ 2 năm 1 lần.
Đối với phân tích này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thông tin thu thập được từ phụ huynh của trẻ từ 4 tới 5 tuổi và thu thập lại khi trẻ 6 tới 7 tuổi và kết thúc khi trẻ 8 tới 9 tuổi.
Sau khi phân tích dữ liệu về giấc ngủ và lối sống, các nhà nghiên cứu thấy rằng trẻ em
đi ngủ sớm có chất lượng sống liên quan tới sức khỏe tốt hơn so với những trẻ khác, trong khi các bà mẹ được cải thiện sức khỏe tâm thần.
Điều này luôn đúng bất kể các em ngủ trong bao lâu, chìa khóa là
đi ngủ sớm.
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Giấc ngủ quốc gia Mỹ, trẻ chưa đến tuổi đi học nên ngủ 10-13 tiếng/đêm và trẻ ở độ tuổi đi học nên ngủ 9 tới 11 tiếng/đêm
BS Cẩm Tú (Theo Today)