Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chăm sóc trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa

Rôm sảy thực chất là một loại viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, thường gặp ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi, như: đầu, mặt, ngực, sống lưng…

Rôm sảy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Rôm là những mụn nước trong, kích thước nhỏ, mọc riêng rẽ từng mụn, khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ ăn kém hơn, giấc ngủ không sâu làm cho năng lượng đưa vào giảm. Trẻ quấy khóc, càng làm mất thêm năng lượng, dẫn đến sụt cân nhanh chóng. Khi cơ thể không khỏe mạnh, sức đề kháng giảm thì khả năng trẻ mắc bệnh càng cao hơn như bị rối loạn tiêu hóa, bệnh tay – chân – miệng, sốt vi rút… và sẽ phát triển kém hơn so với những trẻ khỏe mạnh khác. Nếu rôm sẩy không được vệ sinh và xử lý đúng cách sẽ phát triển thành mụn nhọt, đầu đinh. Thực tế cho thấy, nhiều bà mẹ lo lắng khi con bị rôm đã nóng vội tìm mua Thu*c bôi, tắm cho trẻ mà không tìm hiểu kỹ gây nên những tình trạng nặng nề hơn về sức khỏe như dị ứng da.

Một số sản phẩm hỗ trợ trị rôm sảy ở trẻ

Phấn rôm: Phấn rôm dùng cho trẻ có thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, được sản xuất dưới dạng bột mịn, có khả năng thấm hút cao. Khi sử dụng phấn rôm, cha mẹ chú ý xoa phấn rôm nhẹ nhàng lên da sau khi tắm và lau khô cho trẻ; không sử dụng phấn rôm tại các vùng gần mắt, mặt, các V*ng k*n như âm hộ của trẻ gái; tránh tình trạng phấn bay vào mắt, mũi, miệng trẻ gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp; bay vào các V*ng k*n có thể gây ung thư. Trước khi sử dụng phấn rôm, bạn nên thoa một lớp mỏng lên da của trẻ, theo dõi trong một ngày xem có bị dị ứng không, nếu có hiện tượng mẩn ngứa hay nổi đỏ thì không nên dùng sản phẩm đó nữa.


Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ.

Kem chống hăm: Ở một số trẻ do thời gian đóng bỉm lâu, dễ bị mẩn ngứa rôm sẩy... cha mẹ có thể sử dụng một số loại kem chống hăm có corticoid nhẹ giúp kháng viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa và giảm nhanh chứng viêm da do đóng bỉm, thúc đẩy quá trình làm lành da, làm thành một hàng rào bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh có thể là nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng Thu*c khi không có chỉ định của bác sỹ vì có thể gây dị ứng và một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, cũng không nên bôi các loại Thu*c mỡ lên da trẻ vì có thể làm cho lỗ chân lông thêm bít, khó thoát mồ hôi và gây kích ứng da của trẻ.

Cồn: Ngoài ra, khi da trẻ xuất hiện các nốt mụn to, mụn mủ, cha mẹ có thể dùng một số loại cồn có chứa iod hữu cơ để bôi như: betadin, povidone…

Cách chăm sóc trẻ để tránh rôm sảy

Để tránh rôm sảy cho trẻ và ngay cả khi trẻ đã bị rôm sảy, gia đình nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, giữ da sạch sẽ, để tránh làm bít các lỗ chân lông. Sau khi ra mồ hôi, cố gắng lau người cho trẻ. Đặc biệt là sau khi ngủ một giờ, mồ hôi ra nhiều, các bậc cha mẹ cần chú ý thay quần áo lót cho trẻ. Quần áo mặc cho trẻ vào mùa hè cũng phải chọn loại vải phù hợp, thấm mồ hôi... sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái, phòng tránh được rôm sảy. Ngoài ra có thể cho trẻ nghịch nước; dùng gối nước, chiếu mát cho trẻ nằm. Khi sử dụng điều hòa, cần chú ý nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh.

Chú ý: Khi trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa, có những thói quen, cách chăm sóc không đúng đã vô tình làm tình trạng của trẻ thêm nặng hơn, vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý: Không nặn những nốt rôm sẩy trên da trẻ vì làm dịch trong nốt lan ra, làm lây lan bệnh, có thể khiến trẻ bị viêm da; Không được massage cho trẻ, đặc biệt là sử dụng các loại tinh dầu vì có thể làm bít kín lỗ chân lông, khiến tình trạng của trẻ nặng thêm; Không sử dụng sữa tắm người lớn để tắm cho trẻ vì trong sữa tắm người lớn thường có hàm lượng chất tẩy rửa cao, trong khi da trẻ còn non, dễ khiến trẻ bị kích ứng thêm; Không tự ý bôi, sử dụng Thu*c cho trẻ khi chưa có chỉ dẫn của bác sỹ.

TS. Nguyễn Ngọc Sáng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-tre-bi-rom-say-man-ngua-n131109.html)

Chủ đề liên quan:

mẩn ngứa rôm sảy

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • “Ở quê những ngày có đám cưới xin, rồi việc làng tới việc xóm, có khi ăn cỗ cả tuần. Mà cứ cỗ là lại men bia, men rượu vào người. Tuy nhiên giờ tôi không còn lo mẩn ngữa, mề đay nữa .
  • Mangyte- Nhiều người quan niệm mụn nhọt, mẩn ngứa là bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu chữa trị không đúng cách, gây biến chứng có thể bị viêm cầu thận, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết, đe doạ đến cả tính mạng. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị khỏi bệnh?
  • Theo y học cổ truyền, cây cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.
  • Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,...
  • Dạo này em hay bị mẩn ngứa, có thể nói là tối nào cũng bị dù em đã kiêng ăn thịt gà, thịt bò, hải sản... Theo Mangyte, em bị bệnh gì?
  • Da mặt tôi thường xuyên nổi mẩn đỏ, ngứa. BS cho Thu*c chống dị ứng, kết luận bị viêm da tiếp xúc. Tôi phải làm sao để bệnh không tái phát và nên dùng mỹ phẩm thế nào?
  • Tôi bị mẩn ngứa bất cứ nơi nào trên cơ thể khi vùng đó bị lạnh - cho dù lúc đó là mùa nào trong năm.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY