Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

8 loại lá tắm trị mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả: Già - trẻ đều dùng được

Các loại lá này tương đối lành tính, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và được sử dụng nhiều để trị một số tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt trên da.

Lá kinh giới

Lá kinh giới có tác dụng làm sạch da, trị rôm sảy hiệu quả. bạn chỉ cần rửa sạch lá kinh giới rồi đem giã nát. vắt lấy nước cốt và pha với nước ấm để tắm.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, có thể phơi khô lá tinh giới rồi để ở nơi khống thoáng và dùng dần. Khi cần, hãy lấy một nắm lá kinh giới khô bỏ vào nồi nước đun sôi rồi lấy nước đó pha loãng và tắm là được.

Lá dâu tằm

Tắm lá dâu tằm cũng là một bài thuốc dân gian trị mẩn ngứa, rôm sảy hiệu quả.

Hãy lấy một nắm lá dâu tằm rửa sạch rồi bỏ vào nồi nước, đun sôi. Sau đó, tắt bếp và chờ nước nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh để tắm.

Lá khế

Lá khế có tính kháng khuẩn, thanh nhiệt, trị dị ứng nên có thể dùng trong các trường hợp rôm sảy, mẩn ngứa.

Bạn cần lấy một nắm lá khế đem rửa sạch và tước bỏ phần gân cứng. đem lá khế đi xay nhuyễn hoặc giã nát với một chút muối. vắt lấy nước cốt vào cho vào chậu nước ấm để tắm. thực hiện trong 3-4 ngày để thấy hiệu quả.

Lá sài đất

Theo đông y, sài đất có tính mát, vị ngọt, giúp làm mát da, giải độc, trị rôm sảy, mụn nhọt, giảm ho, viêm họng. lá sài đất có thể dùng để trị tình trạng viêm ngoài da. khi bị mẩn ngứa, rôm sảy, bạn có thể tắm nước lá sài đất để giảm khó chịu.

Lấy 200 gram lá sài đất tươi hoặc 100 gram lá khô, rửa sạch và vò nát.

Cho lá sài đất vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi khoảng 5 phút.

Lọc lấy phần nước và pha loãng với nước lạnh để tắm. Áp dụng cách này khoảng 3 lần/tuần để thấy hiệu quả.

Lá tía tô

Lá tía tô giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể. Bạn có thể lấy lá tía tô bỏ vào nồi nước đun sôi rồi lấy nước đó hòa vào nước tắm.

Một cách khác là dùng lá tía tô giã nát, lấy nước cốt thoa lên vùng da bị ngứa, rôm sảy. Để nước lá tía tô tự khô đi rồi tắm hoặc lau lại bằng khăn sạch.

Tắm nước lá tía tô có tác dụng lưu thông máu, giải nhiệt, làm mát da cực tốt.

Lá trà xanh

Tắm nước lá trà xanh cũng giúp trị mẩn ngứa, trị mụn và rôm sảy hiệu quả.

Lá trà có chứa nhiều hoạt chất phenol giúp kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng, vi khuẩn có hại trên da. Ngoài ra, lá trà còn chứa hoạt chất EGCG có tá dụng chống oxy hóa mạnh, kích thích sự tái sinh của tế bào, tăng khả năng bảo vệ da trước các tác nhân gây hại.

Bạn có thể lấy lá trà xanh rửa sạch, bỏ vào nồi và đổ ngập nước. Nấu nước lá trà xanh khoảng 10 phút rồi bỏ thêm một nhúm muối vào khuấy đều và tắt bếp.

Lọc lấy phần nước trà và pha loãng với nước sạch.

Lá trầu không

Lá trầu không có nhiều chất khử khuẩn, chống ngứa, giúp da khỏe mạnh hơn.

Bạn chỉ cần lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch và thái nhỏ. Bỏ lá trầu vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi kỹ.

Pha loãng nước lá trầu không với nước lạnh để tắm. áp dụng cách này 3-4 lần/tuần để thấy hiệu quả.

Lá bồ công anh

Theo Đông Y, bồ công anh có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan. Loại cây này được sử dụng nhiều để điều trị mụn nhọt, hỗ trợ chức năng gan, giúp nhuận tràng.

Bạn hãy lấy 40-50 gram lá bồ công anh tươi, rửa sạch và cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. lọc lấy phần nước lá và pha thêm nước lạnh để tắm. nước lá bồ công anh có tác dụng trị mụn nhọt ngoài ra rất hiệu quả.

Theo Thanh Huyền/Sài Gòn Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/8-loai-la-tam-tri-man-ngua-rom-say-mun-nhot-hieu-qua-gia-tre-deu-dung-duoc.html

Theo Thanh Huyền/Sài Gòn Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/8-loai-la-tam-tri-man-ngua-rom-say-mun-nhot-hieu-qua-gia-tre-deu-dung-duoc/20220626035945853)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Da mặt tôi thường xuyên nổi mẩn đỏ, ngứa. BS cho Thu*c chống dị ứng, kết luận bị viêm da tiếp xúc. Tôi phải làm sao để bệnh không tái phát và nên dùng mỹ phẩm thế nào?
  • Tôi bị mẩn ngứa bất cứ nơi nào trên cơ thể khi vùng đó bị lạnh - cho dù lúc đó là mùa nào trong năm.
  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm Thu*c, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng…
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn; YHCT có tên gọi chung là “sang, hung, thù...”. Nguyên nhân do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát là do huyết nhiệt.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY