Lá trà xanh
Lá trà xanh chứa hoạt chất phenol có thể trị rôm sảy. Hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, vi trùng có hại trên da.
Ảnh minh họa.Chất EGCG trong trà xanh còn có tác dụng chống oxyhóa, kích thích sự tái tạo tế bào, bảo vệ da trước các tác nhân có hại ở ngoài môi trường.
Bạn chỉ cần rửa sạch lá trà xanh rồi cho vào nồi nước đun sôi 10 phút. Cho thêm một chút muối, khuấy tan rồi tắt bếp. Lọc lấy nước và pha loãng cùng nước sạch để tắm.
Lá tía tô
Lá tía tô có tác dụng giải nhiệt, làm mát. Bạn có thể sử dụng lá tía tô để đun nước tắm giúp làm mát da, dịu da, giảm mẩn ngứa.
Bạn có thể rửa sạch lá tía tô, cho vào nồi nước đun sôi rồi hòa với nước mát để lấy nước tắm, giúp lưu thông máu, giải nhiệt, làm mát da.
Ngoài ra, bạn có thể giã nát lá tía tô, chấm lên vùng bị rôm sảy, mẩn ngứa vài lần một ngày. Để nước cốt lá tía tô trên da trong khoảng 10-15 phút rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm.
Lá kinh giới
Trong Đông y, lá kinh giới có vị cay, hơi đắng, tính ôn. Loại lá này có tác dụng diệt khuẩn, chữa mẩn ngứa rất hiệu quả.
Trong lá kinh giới có chứa các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh trên da.
Bạn chỉ cần lấy một nắm lá kinh giới, rửa sạch, cho vào chậu nước nóng khuấy đều. Pha thêm nước mát để tắm. Lá kinh giới sẽ giúp giảm ngứa trên da hiệu quả.
Ngoài ra, sử dụng lá kinh giới sắc lấy nước uống cũng giúp mát gan, trị mẩn ngứa từ bên trong.
Lá trầu không
Lá trầu không chứa các chất như vitamin C, riboflavin, niacin... có tác dụng khử khuẩn, chống ngứa, tăng sức đề kháng cho da.
Bạn chỉ cần một nắm lá trầu không, rửa sạch, thái nhỏ và cho vào nồi nước nấu sôi. để nước sôi kỹ cho các hoạt chất trong lá trầu không tiết ra nước. pha loãng nước lá trầu không với nước mát để tắm.
Lá ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng trị ho, giải cảm, trị đau họng, đau đầu... Ngoài ra, loại lá này còn giúp làm trắng da, trị mụn, trị mẩn ngứa.
Theo y học hiện đại, lá ngải cứu có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như flavonoid, artabsin, adenin... có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Do đó, bạn có thể sử dụng lá ngải cứu để trị ngứa ngáy, mề đay trên da.
Bạn chỉ cần lấy một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và pha vào nước tắm.
Lá khế
Lá khế có vị chát, tinh mát, tác dụng giải độc, sát trùng, giảm ngứa ngáy trên da. Với công dụng kháng khuẩn, giải nhiệt, bạn có thể sử dụng lá khế để trị rôm sảy, giảm ngứa.
Lá khế đem rửa sạch, tuốt bỏ gân cứng, giã hoặc xảy nát với một chút muối hạt. Pha lá khế với nước ấm, lọc bỏ bã rồi dùng nước lá khế để tắm.
Lá sài đát
Theo Đông y, lá sài đất có tính mát, vị ngọt, tác dụng làm mát da, giải độc, chống rôm sảy, mụn nhọt, giảm viêm họng, giảm ho.
Các thành phần trong lá sài đất giúp giảm nhiễm trùng, cải thiện tình trạng viêm ngoài da.
Ban có thể sử dụng lá sài đất để đun nước tắm giúp giảm tình trạng mẩn ngứa, mề đay trên da.
Là bồ công anh
Theo đông y, lá bồ công anh có vị đắng, tính hàn, giúp thanh lọc, làm mát gan. bạn có thể sử dụng bồ công anh để điều trị mụn nhọt.
Lấy một nắm lá bồ công anh tươi, rửa sạch, đun với 2 lít nước. lấy nước lá bồ công anh pha với nước mát để tắm.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trà bồ công anh để giúp mát gan, thải độc từ đó giúp giảm ngứa ngáy.
Lá ổi
Theo đông y, lá ổi có vị đắng, tính ẩm, có thể dùng để trị mẩn ngứa, nổi ban đỏ.
Theo y học hiện đại, lá ổi có chứa các hoạt chất giúp ngăn ngừa sự phát triển của staphylococcus aureus - một tỏng những nguyên nhân gây ra các bệnh về da.
Ngoài ra, tinh dầu dễ bay hơi eugenol trong lá ổi có tác dụng kháng khuẩn, cải thiện cấu trúc da, giúp giảm ngứa, sưng rát, tiêu mụn nước.
Bạn chỉ cần lấy một nắm lá ổi rửa sạch, nấu thành nước tắm mỗi ngày để trị mẩn ngứa, rôm sảy.
Theo Thể thao & Văn hoa
Link bài gốc Lấy link
https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/9-loai-la-tam-het-di-ung-noi-me-day-man-ngua-an-toan-de-kiem.htmlTheo Thể thao & Văn hoa