Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sai lầm khi ăn mít dễ dẫn đến ngộ độc, hại đủ đường cho sức khỏe

Mít là một loại trái cây quen thuộc với người dân Việt Nam và rất được yêu thích bởi mùi thơm đặc trưng cho cảm giác nồng nàn quyến rũ cùng vị ngọt dễ ăn. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn mít và ai cũng biết cách ăn loại quả này để không làm tổn hại đến sức khỏe.

Tác dụng của mít đối với sức khỏe

Tăng cường hệ miễn dịch

Vì chứa nhiều vitamin a và c nên ăn mít sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, hữu ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus

Chống lại bệnh ung thư

Vì giàu các hoạt chất như isoflavones, saponins, lignans nên mít được xem là một trong các loại quả giúp chống ung thư rất tốt.

Trong đó, lignans là hợp chất hóa học tương tự như Estrogen hoạt động bằng cách chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi những tác hại của các gốc tự do. Isoflavones có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Còn saponin có khả năng kích thích tế bào bạch cầu hoạt động mạnh, ức chế quá trình tăng sinh của những tế bào ác tính và tiêu diệt chúng.

Duy trì sức khỏe cho đôi mắt và làn da

Vì chứa nhiều vitamin a nên mít rất tốt cho mắt, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng đồng thời giúp làn da chống lão hóa, rạng rỡ hơn.

Bổ sung năng lượng

Mít tạo ra nguồn năng lượng lớn cho cơ thể nhờ chứa nhiều đường sucrose và fructose tự nhiên. cũng chính vì điều này mà các vận động viên thường ăn mít sau khi tham gia các cuộc thi đấu thể thao để mau chóng hồi phục thể lực. ăn mít cũng tốt với những người vừa lao động nặng nhọc cần bổ sung năng lượng tức thì.

Phương thuốc để trị chứng cao huyết áp

Ăn một chén múi mít vừa giúp cơ thể phòng ngừa bệnh loãng xương vừa giúp cơ thể trị chứng cao huyết áp nhờ hợp chất potassium.

Ngăn ngừa thiếu máu

Ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như mít sẽ giúp bạn bổ sung máu, ngăn ngừa bệnh rối loạn máu thông thường như thiếu máu.

Kiểm soát tốt lượng đường huyết

Mít giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn sự tăng đột biến lượng đường trong máu. một số nghiên cứu còn cho thấy, mít giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói và kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài nhờ flavonoid. tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa phải, ăn quá nhiều có thể phản tác dụng.

Tốt cho tiêu hóa

Mít rất giàu vitamin c tự nhiên. vitamin c giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. ăn mít giúp hỗ trợ tiêu, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề táo bón để giữ cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Tăng cường chống viêm

Theo các nhà khoa học, để cơ thể không bị viêm nhiễm, nam giới nên bổ sung 90mg vitamin c mỗi ngày, con số này ở nữ giới là 75mg. mặt khác, 100 gram mít có chứa 22,6mg vitamin c, tương đương với 20% nhu cầu mỗi ngày của con người. do đó, hãy thường xuyên ăn mít để tăng cường khả năng chống viêm của cơ thể.

Làm đẹp da

Mít có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin dồi dào nên có khả năng cải thiện sức khỏe làn da và làm chậm quá trình lão hóa. Cụ thể hơn, vitamin C là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh collagen, giúp làn da trở nên căng đầy và mịn màng hơn. Các hợp chất khác như lignans, isoflavone và saponin có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở tế bào da.

Phòng bệnh thiếu máu

Ăn mít cũng là cách hiệu quả giúp bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. chất sắt giúp cơ thể chúng ta phòng ngừa các bệnh rối loạn máu thông thường như bệnh thiếu máu.

Tốt cho xương khớp

Trong trái mít rất giàu magiê và canxi. những khoáng chất này giúp cơ thể bạn ngăn chặn các nguy cơ viêm khớp và loãng xương. tiêu thụ mít một cách thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh đau khớp ở phụ nữ.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Với hàm lượng kali và chất xơ cao, mít có tác động tích cực với sức khỏe tim mạch của con người. theo hiệp hội tim mạch mỹ, kali có khả năng làm giảm áp lực mà muối gây ra lên động mạch (nguyên nhân gây cao huyết áp) còn chất xơ làm giảm mức cholesterol trong máu.

Ảnh minh họa

Tốt cho tuyến giáp

Trong những múi mít chín vàng có chứa một lượng đồng và các khoáng chất khác, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ. việc ăn mít điều độ và thường xuyên có khả năng giúp cơ thể sản xuất và hấp thụ hormone. từ đó tránh sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng những người thường xuyên ăn mít sẽ có tuyến giáp khỏe mạnh hơn những người không/ không thường xuyên ăn.

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm dạ dày

Mít chứa nhiều vitamin C và một số chất có những đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn. Chúng giúp làm mau lành vết loét trong dạ dày cũng như vấn đề khác ở đường tiêu hóa.

Hỗ trợ giảm cân

Mít chứa ít calo và không có chất béo nên luôn được xem là một trong những sản phẩm tốt cho những người cần ăn kiêng, giảm cân. hơn nữa, chất xơ trong mít còn giúp người ăn có cảm giác no lâu hơn.

Những người không nên ăn mít

Người hay nổi mụn nhọt, rôm sảy

Tuy mít giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp những người thường bị mụn nhọt, rôm sảy.

Người tăng huyết áp

Hàm lượng đường cao trong mít làm tăng đường huyết đột biến, gây choáng váng, hoa mắt.

Người có cơ địa nóng

Hàm lượng đường trong mít nhiều nên những người có cơ địa nóng không nên ăn mít.

Người hay đầy bụng, khó tiêu

Người hay đầy bụng khó tiêu ăn mít sẽ khiến tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao sẽ khiến bụng càng đầy và khó tiêu hơn.

Người thừa cân, béo phì

Mít chứa nhiều vitamin, nhiều đường. nếu ăn quá nhiều mít sẽ khiến bạn không thể giảm cân hiệu quả.

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường nên không tốt cho gan, dễ gây nóng trong người.

Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít. nếu ăn mít thì những người này cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ, khoảng 3 - 4 múi mít/ngày.

Người mắc bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn "kiêng chất đường". trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến khó kiểm soát hàm lượng đường trong máu.

Người mắc bệnh suy thận mạn

Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh ăn nhiều các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu

Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp. với những người này nên tránh những trái cây nóng như mít, xoài... hoặc nếu ăn thì ăn lượng vừa phải, vừa ăn vừa thăm dò phản ứng của cơ thể.

Những thắc mắc về tác hại của mít đối với sức khỏe

Ăn mít có đau dạ dày không? mít chứa nhiều vitamin c, chất xơ, đường sacarozo tự nhiên có tác dụng giảm nhiệt, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. do đó, khi bị đau dạ dày bạn vẫn có thể ăn mít nhưng hãy nhớ ăn ở mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều mà phản tác dụng.

Ăn mít có mất sữa không? sau khi sinh, mẹ thường được khuyên là không nên ăn những thực phẩm cay nóng. tuy nhiên, mít lại là loại quả mà mẹ có thể ăn được. sở dĩ là vì mít giàu vitamin c, sắt, canxi, magie, phốt pho… giúp cơ thể mẹ tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh nhiều vấn đề sức khỏe đồng thời tái tạo máu tốt hơn, bù lại lượng máu đã mất sau quá trình sinh đẻ. bên cạnh đó, ăn mít không gây mất sữa, thậm chí còn có tác dụng lợi sữa và chữa tắc tia sữa hiệu quả nếu mẹ ăn các món ăn từ mít non hoặc dùng lá mít hơ nóng đắp lên bầu ngực.

Ăn mít có nổi mụn không? vì chứa hàm lượng đường lớn nên bạn hoàn toàn có thể bị nổi mụn nhọt khi ăn mít quá nhiều. ngoài ra, nhãn, mận, vải, đào, na, xoài, ổi, chôm chôm, sầu riêng cũng là những loại trái cây dễ gây mụn.

Ăn mít có nóng không? nhiều người nghĩ rằng ăn mít dễ nổi mụn nên xét vào nhóm quả có tính nóng. tuy nhiên, các chuyên gia cho biết mít không nóng còn nguyên nhân khiến chúng ta ăn mít bị nổi mụn là do mít chứa nhiều đường. do hàm lượng đường cao nên sau khi ăn, cơ thể sẽ bị tăng lượng đường trong máu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, từ đó phát sinh mụn trên da.

Ăn mít có bị tiểu đường không? mít chín là loại quả không thích hợp với những người bị tiểu đường nhưng mít xanh thì ngược lại. nhiều nghiên cứu cho thấy, mít xanh làm tăng lượng đường huyết thấp hơn nhiều so với gạo và lúa mì. vì vậy, nếu thay một bát cơm trắng bằng món ăn từ mít xanh, bạn sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. bên cạnh đó, dưỡng chất trong mít xanh còn giúp cơ thể điều chỉnh sự giải phóng glucose và insulin, cải thiện độ nhạy insulin góp phần ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Ăn mít với mật ong có sao không?mật ong mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa loét dạ dày, viêm dạ dày, phục hồi thị lực… tuy nhiên, nếu kết hợp không đúng cách sẽ rất gây hại tới sức khỏe. cụ thể, bạn không nên kết hợp mặt ong với tàu hũ nước đường, hành, hẹ, hành tây, đậu phụ, cá chép, thì là, cơm. bạn có thể ăn mít với mật ong nhưng tránh ăn quá nhiều vì cả 2 đều có tính nóng.

Ăn khoai lang với mít có sao không? khoai lang rất bổ dưỡng và dễ ăn nhưng không được kết hợp với trứng, ngô, cà chua và chuối vì có thể gây trào ngược dạ dày, đầy hơi cùng nhiều vấn đề khác. còn khoai lang với mít thì vẫn có thể ăn được.

Ăn mít với thịt vịt có sao không? thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn tác dụng tư âm dưỡng vị lợi thủy tiêu thủng giải độc. trong khi mít lại có tính nóng. kết hợp thịt vịt với mít có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài phân lỏng. ngoài mít ra thì bạn cần tránh kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, thịt rùa, ba ba, hạt óc chó, mộc nhĩ, tỏi, kiều mạch, trứng gà, quả mận mà ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ăn mít với xoài có sao không? nhiều người hay ăn nhiều loại quả cùng một lúc để ngon miệng hơn. tuy nhiên xoài là loại quả không thích hợp để ăn cùng những thực phẩm cay nóng. mít lại có tính nóng nên khi ăn mít với xoài quá nhiều sẽ rất hại thận.

Ăn mít với tỏi có sao không? tỏi là loại gia vị thông dụng trong căn bếp của hầu hết gia đình việt. chúng chứa tính kháng viêm kháng khuẩn tốt mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là ngăn ngừa cảm cúm cùng các bệnh giao mùa. bạn có thể ăn mít sau 1 – 2h ăn món ăn có tỏi chứ tuyệt đối không được kết hợp tỏi với thịt gà, cá trắm, cá diếc hay trứng.

Ăn mít với trứng có sao không? trứng giàu protein, vitamin và các dưỡng chất giúp duy trì sự sống, kích thích não bộ, ngăn ngừa một số loại ung thư. trứng có thể kết hợp với mít chứ không được kết hợp với đường, hồng, sữa đậu nành, thịt ngỗng, thịt thỏ. ngoài ra, bạn không nên ăn trứng và uống trà hay dùng thuốc chống viêm.

Những lưu ý khi ăn mít

Ăn mít lúc đói

Mít là món ăn thơm ngon nhiều người yêu thích, nhưng nếu bạn đang đói mà ăn mít thì sẽ khiến hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, gây đầy bụng, khó tiêu chướng bụng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cách tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi đã ăn cơm khoảng 1-2 tiếng để đảm bảo không rước bệnh vào người.

Ăn quá nhiều mít

Trong thành phần dinh dưỡng của mít có chứa nhiều đường, và có lượng chất cao nên khi bạn ăn quá nhiều mít sẽ gây đầy bụng khó tiêu. ngoài ra, mít có tính cay nóng nên ăn nhiều sẽ gây nóng trong không tốt cho bạn dễ mắc bệnh rôm sảy, mẩn ngứa…

Ăn mít vào buổi tối

Mít rất thơm ngon nhưng dù mít có ngon tới mức nào thì cũng đừng bao giờ bạn chọn ăn mít vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao nhất là hạt mít bởi nó gây chướng bụng, khó tiêu ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn khiến bạn ọc ạch khó chị.

Ăn sữa chua cùng với mít

Thói quen của nhiều người là thich ăn sữa chua kết hợp với mít, hoặc mít trộn với hoa quả. nhưng chính thói quen này lại khiến cho bạn rước bệnh mà không biết. bởi thành phần dinh dưỡng của mít chứa nhiều đường khi kết hợp với hoa hoa sữa chua càng làm tăng thêm đường trong món ăn nên nếu ăn nhiều và ăn lúc đói sẽ gây cồn bụng khí chịu vì tính axit cao dễ dẫn tới bệnh dạ dày.

Theo Tiền phong

Link bài gốc Lấy link

https://tienphong.vn/sai-lam-khi-an-mit-de-dan-den-ngo-doc-hai-du-duong-cho-suc-khoe-post1441652.tpo

Theo Tiền phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sai-lam-khi-an-mit-de-dan-den-ngo-doc-hai-du-duong-cho-suc-khoe/20220827083757278)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Theo các chuyên gia y tế, béo phì chính là một trong những thủ phạm gây nên các vấn đề suy giảm sức khỏe T*nh d*c ở nam giới.
  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • Ngủ dưới 8 giờ vào các ngày thường có liên quan với béo phì ở nam giới tuổi teen.
  • Cứ tưởng gầy gò thì không phải lo đến mấy cái bệnh của người béo, nhiều người không tin được khi bác sĩ bảo họ bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ...
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, trong đó có phương pháp sử dụng trà dược.
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY