Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Chăm sóc trẻ bị viêm cầu thận cấp thế nào?

Con trai tôi 6 tuổi, bị viêm cầu thận cấp.

Khi nghe bác sĩ chẩn đoán bệnh và cháu phải nhập viện, tôi rất lo. Bệnh của cháu cần chăm sóc, điều trị như thế nào? Có những nguy cơ nào cho cháu sau này không?

Phạm Tài (Nghệ An)

Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là nguyên nhân do hậu nhiễm liên cầu trùng (liên cầu khuẩn β - tan máu nhóm a), lành tính và 90% tự khỏi sau 1 - 2 tuần. tiên lượng tùy thuộc vào tổn thương ở cầu thận.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể do vi trùng (viêm phổi do phế cầu, nhiễm trùng máu do não mô cầu...), siêu vi (viêm gan b, quai bị, sởi, thủy đậu...), ký sinh trùng (sốt rét...), bệnh cầu thận nguyên phát (viêm cầu thận tăng sinh màng, bệnh berger...), bệnh hệ thống (luput đỏ, henoch schonlein), do các bệnh khác (hội chứng guilain-barré, sau chích ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván...).

Ngoài việc tuân thủ các biện pháp điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn của trẻ để tăng cường hiệu quả điều trị và giúp trẻ phục hồi nhanh chóng sức khỏe. Bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm chứa ít muối để cải thiện và kiểm soát huyết áp, hạn chế nguy cơ tăng huyết áp và ngăn chặn nguy cơ ứ nước dẫn đến sưng tấy.

Hạn chế uống nhiều nước để giúp kiểm soát huyết áp và làm giảm gánh nặng cho thận khi thận đã bị suy yếu. bạn nên chú ý tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có quá nhiều chất đạm. điều này giúp giảm gánh nặng công việc của thận, giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu. bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ có thể chữa khỏi hoàn toàn. nếu bé đã được nhập viện điều trị, bạn cứ yên tâm tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

BS. Nguyễn Thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-tre-bi-viem-cau-than-cap-the-nao-n154218.html)

Chủ đề liên quan:

cầu thận viêm cầu thận cấp

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm cầu thận mạn để lại nhiều biến chứng nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan và chần chừ đi khám bệnh khi có các triệu chứng về bệnh này.
  • Viêm cầu thận mạn là một bệnh của thận. Bệnh này là cầu nối nhanh nhất từ thận bình thường với suy thận nếu như không chữa trị kịp thời.
  • Có nhiều nguyên nhân gây suy thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi thận,... và có tới 10% bệnh nhân bị suy thận là do viêm cầu thận.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Con tôi gần đây có biểu hiện chán ăn, ít đi tiểu, chân bị phù nhẹ… có người nói rằng có thể con tôi bị viêm cầu thận cấp. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm. Nguyễn Thị Thanh
  • Viêm cầu thận mạn để lại nhiều biến chứng nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan và chần chừ đi khám bệnh khi có các triệu chứng về bệnh.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Tôi có người em bị bệnh viêm cầu thận mãn tính đã gần 10 năm, chữa bằng Thu*c nam một thời gian dài nhưng không hết.
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY