Ẩm thực hôm nay

Cháo ngon chữa viêm khí quản mạn

Cháo là món ăn phổ biến trong gia đình, không chỉ vậy đây còn là những bài Thu*c rất hữu ích trong chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
Cháo là món ăn phổ biến trong gia đình, không chỉ vậy đây còn là những bài Thu*c rất hữu ích trong chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Bài viết dưới đây là một số cách nấu, cách chữa bệnh viêm khí quản mạn tính ở người già để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Cháo xa tiền tử (hạt mã đề): xa tiền tử 10 - 15g, gạo lức 50g. Dùng vải bọc xa tiền tử cho vào nồi đất cùng với 200ml nước nấu còn 100ml, bỏ túi Thu*c, cho gạo lức đãi sạch vào thêm 400ml nước nấu thành cháo loãng. Công hiệu: lợi thủy tiêu phù thũng, dưỡng gan, sáng mắt, trừ đờm khỏi ho. Dùng cho các chứng viêm khí quản ở người già, tiểu tiện khó, thấp nhiệt ẩm, khí hư, tiểu máu, ho ra nhiều đờm, mắt đỏ sưng đau và người bệnh tăng huyết áp, mỡ máu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, phù thũng... Ngày 2 lần, ăn nóng. Người thận hư, hoạt tinh không nên dùng.

Cháo gừng tươi, sơn trà: lá sơn trà 15g, gừng tươi 15g, gạo lức 100g, dầu ăn, muối vừa đủ. Gừng tươi cắt lát, gạo lức đãi sạch, cho cùng lá sơn trà, với nước vừa đủ đun sôi, sau nhỏ lửa nấu cháo, khi chín cho dầu ăn, muối vừa đủ là được. Công hiệu: kiện vị, trừ đờm, hết ho, hạ khí. Dùng cho chứng viêm khí quản mạn, ho đờm đặc, ợ ngược, không thích ăn. Chia ăn vài lần trong ngày.

Cháo chim sáo: chim sáo 1 con, gạo lức 100g. Chim sáo bỏ đầu, chân, lông, nội tạng, cắt miếng rồi cho vào nồi cùng gạo lức đãi sạch, nước vừa đủ nấu cháo, sau khi chín cho muối vừa đủ. Dùng cho người già bị trĩ máu, ho, viêm khí quản mạn tính. Chia ăn vài lần trong ngày.

Cháo phổi lợn, nhân ý dĩ: phổi lợn 500g, gạo lức 100g, nhân ý dĩ 50g. Phổi lợn rửa sạch, nước vừa đủ, rượu vang vừa đủ, nấu chín vớt ra, cắt quân cờ rồi cho vào nồi cùng gạo lức đãi sạch, nhân ý dĩ, hành, gừng tươi, muối vừa đủ, rượu vang vừa đủ, đầu tiên đun to lửa, đun sôi sau nhỏ lửa, gạo chín nhừ là được. Công hiệu: bổ tỳ phế, khỏi ho. Dùng cho chứng viêm khí quản mạn, lao phổi... chia ăn vài lần trong ngày, ăn thường xuyên có chuyển biến rõ.

Cháo bí đao, nhân ý dĩ: bí đao 20 - 30g, nhân ý dĩ 15 - 20g, gạo lức 100g. Bí đao rửa sạch, đổ nước nấu lấy nước bỏ bã, ý dĩ, gạo lức đãi sạch, nước vừa phải nấu với nước bí đao, nấu cháo loãng. Công hiệu: thanh nhiệt hết đờm, kiện tỳ thẩm thấp, thanh nhiệt trừ phong. Dùng cho viêm khí quản mạn, ho có nhiều đờm ướt. Chia ăn vài lần/ngày.

Cháo vỏ quýt: vỏ quýt tươi 30g, gạo lức 50 - 100g. Vỏ quýt rửa sạch, nước vừa đủ nấu lấy nước, bỏ bã. Cho gạo lức đãi sạch nấu cháo loãng. Công hiệu: táo thấp, lý khí, hết đờm. Dùng cho viêm khí quản mạn, ho có đờm ướt. Ngày 1 bát chia ăn vài lần. Người bệnh âm hư, ho khan hoặc ho khan không đờm, thổ huyết không nên dùng.

Cháo bạch tiền: bạch tiền 50g, gạo lức 100g. Bạch tiền rửa sạch, cho 200ml nước nấu còn 100ml, bỏ bã lấy nước, cho gạo lức vào, thêm 800ml nước nấu thành cháo đặc. Công hiệu: tả phế, hạ khí, hạ đờm, hết ho. Dùng cho các chứng viêm khí quản mạn, viêm phổi, suyễn mạn, ho nhiều đờm hoặc đờm khò khè giữa hầu, trẻ em cam tích, đau khoang dạ dày. Ngày ăn vài lần. Người ho suyễn do thận khí ô hư và phế khí ô hư không nên dùng.

Cháo tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu): tang bạch bì tươi 30g (khô 13g), gạo lức 50g. Tang bạch bì rửa sạch, cho 200ml nước nấu còn 100ml nước, bỏ bã lấy nước đặc, cho gạo lức đãi sạch và 400ml nước vào nấu cùng nước tang bạch bì đến khi gạo nở cháo đặc là được. Công hiệu: tả phế bình suyễn, lợi tiểu hết phù. Dùng cho các chứng viêm khí quản mạn, ho phế nhiệt, thở dốc, đờm nhiều, mặt phù, khó tiểu tiện... Ngày ăn hai lần, người ho phế hàn, ho cảm phong hàn không nên dùng.

Cháo đình lịch tử (hạt đay): hạt đình lịch ngọt 10g, gạo lức 100g. Hạt đình lịch bỏ tạp chất, sao nhỏ lửa đến khi dậy mùi thơm, để nguội, cho nước cô đặc, bỏ bã, cho gạo lức đãi sạch vào, thêm nước vừa đủ nấu chín. Công hiệu: hạ khí, hành thủy. Dùng cho chứng viêm khí quản mạn, ho viêm phổi mạn có đờm, thở dốc hoặc phù chi dưới, hàn thâm phù thũng. Ngày chia ăn vài lần. Người ho phế hư, tỳ hư, phù thũng không dùng.

BS. Lê Thu Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chao-ngon-chua-viem-khi-quan-man-6569.html)

Tin cùng nội dung

  • Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu
  • Ở Trung Quốc, lá, vỏ thân, nhựa mủ dùng trị viêm khí quản cấp và mạn tính. Nhựa mủ dùng ngoài làm Thu*c cầm máu
  • Loài phân bố từ Madagascar tới Việt Nam, Nam Trung Quốc, Philippin. Ở nước ta, cây thường mọc nơi ẩm trong rừng; cũng thường được trồng lấy thân làm dây buộc
  • Hỗ trợ gây mê để đặt ống nội khí quản trong (i) giai đoạn khởi mê thường quy và đem lại sự giãn cơ vân trong phẫu thuật, (ii) kỹ thuật khởi mê nối tiếp nhanh. Hỗ trợ khoa chăm sóc đặc biệt để đặt ống nội khí quản và thông khí cơ học.
  • Quan hệ T*nh d*c không phải là xấu, nhưng lứa tuổi vị thành niên, tuổi mới lớn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe T*nh d*c thì “chuyện ấy” sẽ mang đến hậu quả khôn lường.
  • Chứng khàn tiếng (hoarse) là biểu hiện đặc trưng của bệnh ở thanh quản: có khàn tiếng là có bệnh ở thanh quản, ngược lại khi có bệnh ở thanh quản thì chắc chắn có khàn tiếng.
  • Vào thu đông, bệnh viêm khí quản thường gặp, do bị cảm lạnh hoặc hít phải bụi, do hút Thuốc lá... Biểu hiện cơn ho nổi lên vào sáng sớm, lúc nửa đêm.
  • Bệnh viêm khí quản mạn tính thường do người bệnh khi bị viêm khí quản cấp tính nhưng không điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm nên chuyển thành mạn tính.
  • Chữa ho nhiều đờm, viêm khí quản cấp tính hoặc mãn tính. Thường dùng phối hợp với nhiều vị Thu*c khác.
  • Viêm khí quản mạn tính là bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, với biểu hiện chủ yếu là ho, có đờm, khó thở, khò khè, sốt và ớn lạnh, mệt mỏi,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY