Ẩm thực hôm nay

Cháo nóng giúp dưỡng thận, chống lạnh

Về mùa đông, việc ăn uống bồi bổ cơ thể một cách khoa học rất quan trọng bởi lẽ để giữ ấm trong điều kiện tiết trời lạnh giá thì hoạt động của các tạng phủ sẽ phải có những thay đổi cho phù hợp nhằm mục đích gia tăng nhiệt bên trong, giảm thiểu sự tỏa nhiệt ra ngoài.
Đông y cho rằng dưỡng sinh ăn uống mùa đông là “dưỡng thận chống lạnh”. Món ăn dưỡng sinh phù hợp nhất cho mùa đông là cháo nóng. Ăn cháo nóng thường xuyên sẽ tăng cường nhiệt lượng và dưỡng chất cho cơ thể giúp bạn nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật phát sinh.

Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ bỏ vỏ 100g, gạo tẻ 150g, hai thứ đem hầm nhừ, thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ thận dương, kiện tỳ ích vị, tăng cường nhiệt lượng và nâng cao sức đề kháng chống lạnh cho cơ thể.

Cháo thịt dê: Thịt dê 200g rửa sạch, thái miếng nhỏ đem luộc với một củ cải cho hết vị gây, sau đó bỏ hết củ cải ra rồi cho 150g gạo vào hầm nhừ thành cháo, thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết, phù hợp với người cao tuổi trong những ngày đông giá lạnh.

Cháo xa tiền tử: Xa tiền tử (hạt mã đề) 15g, gạo tẻ 100g. Dùng vải bọc xa tiền cho vào nồi, cùng với 500ml nước nấu còn 300ml, bỏ túi Thu*c, cho gạo đãi sạch vào thêm nước vừa đủ nấu thành cháo loãng. Ngày 2 lần, ăn nóng. Công dụng ích thận cố tinh, dùng cho người viêm khí phế quản mạn tính, tăng huyết áp, bệnh đường tiết niệu.

Cháo hẹ: Gạo tẻ 150g đem nấu thành cháo rồi cho 100g rau hẹ đã thái nhỏ thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ tỳ và thận dương, đặc biệt thích hợp với những người dương khí hư suy, lưng gối đau, lạnh và đau.

Cháo ngân nhĩ, kỷ tử: Mộc nhĩ trắng 20g rửa sạch cắt nhỏ, kỷ tử 30g, gạo tẻ 100g. Tất cả đem hầm mềm, thêm đường phèn, ăn nóng. Công dụng: bồi bổ can thận, hoạt huyết thông khí, dưỡng âm sinh tân, đặc biệt thích hợp với những người mắc các bệnh đường hô hấp, da dẻ hay bị nứt nẻ vào mùa đông.

Cháo tôm: Gạo tẻ 150g, thịt tôm 50g. Gạo tẻ ninh nhừ, cho tôm vào, thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng bổ thận, tráng dương, làm ấm cơ thể, thích hợp với những người thể chất dương hư, biểu hiện sợ lạnh, nhức đầu, hoa mắt, đau lưng mỏi gối, suy giảm T*nh d*c.

Cháo gừng tươi, sơn trà: Lá sơn trà 15g, gừng tươi 15g, gạo lức 100g, dầu ăn, muối vừa đủ. Gừng tươi cắt lát, gạo lức đãi sạch cho cùng lá sơn trà với nước vừa đủ đun sôi, sau nhỏ lửa nấu cháo, khi chín cho dầu ăn, muối vừa đủ là được. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Công dụng: nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh do tiết trời lạnh, đặc biệt với người bệnh viêm phế quản mạn tính.

Lương y Hoài Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/chao-nong-giup-duong-than-chong-lanh-n140902.html)

Tin cùng nội dung

  • Cứ mùa đông đến, nhất là ngày rét đậm, các ngón chân, tay tôi lại sưng và đau buốt. Ở quê tôi, mọi người gọi là phát cước do dầm nước lạnh. Xin hỏi bệnh này chữa thế nào?
  • Vào thời điểm rét đậm, ở nước ta nhất là các tỉnh phía bắc, nhiều người hoảng hốt bị méo miệng (liệt nửa mặt) sau khi ngủ dậy.
  • Gần đây em có cảm giác vướng ở cổ họng phía trên yết hầu, hay ợ hơi và mỗi lần ợ thì cảm giác vướng giảm hẳn. Xin hỏi bác sĩ đó là biểu hiện của bệnh gì? Em cần khám ở đâu?
  • Trời trở lạnh, nhiều bệnh xuất hiện, trong đó có bệnh tăng huyết áp dễ tăng cao đột ngột và có thể gây đột quỵ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người bệnh bị đe dọa.
  • Ở Thường Châu, nơi diễn ra chung kết U23 Việt Nam gặp U23 Uzbekistan tuyết rơi dày đặc. Vậy fan Việt Nam làm cách nào chống chọi với cái rét thấu xương này?
  • Khi hành kinh, phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi, vì bị mất máu nhiều. Những món cháo dễ thực hiện, dễ ăn, nhất là vào những ngày hè nóng nực, sẽ là bài Thu*c hữu hiệu cho phụ nữ khi đến tháng. Sau đây Mạng Y Tế xin mời các bạn tham khảo nhé.
  • Những khu vực nhạy cảm như đầu, mặt, cổ có thể xuất hiện những chứng bệnh bất ngờ do nhiễm lạnh cần cảnh giác và có cách trị đúng đắn.
  • Theo dinh dưỡng học cổ truyền, vào mùa lạnh nên trọng dụng những đồ ăn thức uống có tính ôn ấm, bổ khí trợ dương. Dưới đây xin nêu một vài món cháo điển hình.
  • Để cơ thể khỏe mạnh khi đông đến, bạn đừng quên giữ ấm cho đôi bàn chân, đầu, mũi, tai... nhé!
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY