Kinh tế xã hội hôm nay

Chế độ ăn uống lành mạnh và 7 bước ngăn ngừa bệnh tim

Theo thống kê, cứ 4 người lớn ở Việt Nam có 1-2 người mang nguy cơ bệnh tim mạch, căn bệnh xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh.

Bệnh tim mạch là gì?

bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim. các bệnh tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.

Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể, từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến Tu vong.

Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.

Nguyên nhân mắc bệnh tim mạch

Những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng các bệnh mạn tính không lây ở hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có việt nam. trong đó, mối liên quan giữa chế độ ăn uống với bệnh tim mạch ngày càng được quan tâm chú ý. trong số các nguyên nhân dinh dưỡng liên quan đến bệnh tim mạch, hai nguyên nhân thường được nhắc đến nhiều nhất là lượng muối và lượng cholesterol trong khẩu phần. chế độ ăn nhiều muối đã được chứng minh là có thể làm tăng huyết áp trong khi chế độ ăn nhiều cholesterol được chứng minh là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Ngoài lượng muối và cholesterol trong khẩu phần, các yếu tố dinh dưỡng sau đây cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: ăn quá nhiều protein làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và thúc đẩy tiến triển các bệnh về mạch máu, đặc biệt ở thận; tiêu thụ quá nhiều rượu; thừa cân béo phì.

Bệnh tim mạch cũng liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày, như hút Thu*c lá, lười vận động, căng thẳng kéo dài. ngoài ra tuổi tác và yếu tố gia đình có người mắc bệnh tim cũng là nguyên nhân đáng lưu ý.

Các triệu chứng nhận biết sớm bệnh tim mạch

Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những “kẻ sát nhân thầm lặng”. diễn biến trong âm thầm chính là điều làm nên sự nguy hiểm của bệnh. vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tim mạch sẽ giúp phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Đau tức vùng ngực, hoặc đau thắt ngực, cảm giác căng, nóng, ép chặt hay bóp nghẹt lồng ngực; đau lan sau lưng, vùng cổ, hàm, vai và 1 hoặc cả 2 cánh tay. Cơn đau kéo dài hơn vài phút, cảm giác nặng hơn khi gắng sức hay vận động. Cơn đau có thể thoáng qua, nhưng sẽ lặp lại với tần suất và cường độ thay đổi.

Đánh trống ngực, khó thở xuất hiện từ từ, tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống.

Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù: triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm, dấu hiệu bắt đầu từ hai bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi.

Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức, cảm giác yếu ớt: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.

Chán ăn, buồn nôn: Sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.

Nhịp tim nhanh, mạch không đều: tim đập với tốc độ nhanh hơn, đánh trống ngực hoặc đập dồn dập.

Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi.

Chóng mặt, ngất xỉu: là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn.

7 nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh cho tim

Nếu bạn muốn xây dựng cho mình một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch, hãy thực hiện theo các bước để ngăn ngừa bệnh tim dưới đây.

1. Kiểm soát khẩu phần ăn

Bạn cần thường xuyên theo dõi số lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể. số lượng khẩu phần được khuyến nghị cho mỗi nhóm thực phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống cụ thể mà bạn đang tuân theo. hãy chọn những thực phẩm ít năng lượng, giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như trái cây, rau quả tươi; hạn chế ăn những loại thức ăn chứa hàm lượng calo cao, giàu natri như thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh. chiến lược này có thể giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn, mang lại một trái tim khỏe mạnh và một vòng eo lý tưởng.

2. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây luôn là những loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. đặc điểm nổi trội của loại thực phẩm này là ít năng lượng (calo), giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt có chứa các chất có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bạn cắt giảm thực phẩm có lượng calo cao hơn, chẳng hạn như thịt, phô mai và đồ ăn nhanh.

3. Chọn ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chất xơ tốt và có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có vai trò thiết yếu trong việc điều hòa huyết áp và sức khỏe của tim. bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn có lợi cho tim bằng cách thay thế cho các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.

4. Hạn chế sử dụng các chất béo không lành mạnh

Một trong những bước quan trọng để giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành là hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, gây ra bệnh xơ vữa động mạch, có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Hiệp hội tim mạch hoa kỳ khuyến nghị lượng chất béo nên ăn trong chế độ ăn hỗ trợ cho tim ở mức: chất béo bão hoà không vượt quá 5%- 6% tổng lượng calo hàng ngày, hoặc không quá 11 đến 13g chất béo bão hòa nếu bạn thực hiện chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày.

Bạn có thể giảm lượng béo bão hòa trong chế độ ăn của mình bằng cách chọn thịt nạc hoặc cắt bỏ bớt lượng mỡ trong thịt. tránh ăn các thực phẩm có chất béo chuyển hóa, giảm lượng bơ, margarine.

Tốt nhất hãy chọn các chất béo không bão hòa đơn, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải. chất béo không bão hòa đa, được tìm thấy trong một số loại cá, bơ và các loại hạt cũng là những lựa chọn tốt cho chế độ ăn có lợi cho tim. tuy nhiên, hầu hết các loại chất béo đều có lượng calo cao nên cần lưu ý sử dụng một cách điều độ.

5. Chọn nguồn đạm ít béo

Một số thực phẩm cung cấp nguồn protein tốt nhất cho bạn như thịt nạc, thịt gia cầm và cá, các sản phẩm từ sữa ít béo và trứng những loại ít chất béo hơn, chẳng hạn như sữa tách kem thay vì sữa nguyên chất và ức gà không da thay vì gà rán.

Cá là một lựa chọn lý tưởng thay cho các loại thịt nhiều chất béo. Các loại cá giàu axit béo omega-3 ví dụ như cá hồi, cá thu và cá trích, giúp làm giảm triglyceride trong máu.

Những nguồn đạm ít chất béo khác là hạt lanh, quả óc chó, đậu nành và dầu hạt cải. Các loại đậu như đậu Hà Lan và đậu lăng chứa nguồn protein phong phú, ít chất béo và không có cholesterol. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng protein từ động vật để giảm lượng chất béo, cholesterol và tăng lượng chất xơ.

Mời quý độn giả theo dõi video: Cách làm cải bó xôi - thần dược cho bệnh tim

6. Giảm lượng muối trong thức ăn

Ăn nhiều muối có thể góp phần gây ra huyết áp cao, nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch. để có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên giảm lượng muối tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày. hiệp hội tim mạch hoa kỳ khuyến nghị đối với những người trưởng thành khỏe mạnh nên sử dụng không quá 2.300 miligam (mg) muối mỗi ngày (khoảng một muỗng cà phê muối). mức lý tưởng nhất là dưới 1.500mg muối mỗi ngày.

7. Lên thực đơn hàng ngày

Để có một thực đơn hữu ích cho tim mạch, bạn nên lên kế hoạch mỗi ngày. trước hết xác định những thực phẩm nào cần có trong chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và những loại nào nên hạn chế.

Xây dựng thực đơn hàng ngày dựa trên những nguyên tắc dinh dưỡng nói trên, đồng thời nên thường xuyên thay đổi menu cho các bữa ăn để thêm phần đa dạng và thú vị hơn, đảm bảo cơ thểđược cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết.

Tập đoàn Dinh dưỡng Herbalife Nutrition hân hạnh đồng hành cùng chuyên mục này.

An Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/che-do-an-uong-lanh-manh-va-7-buoc-ngan-ngua-benh-tim-1456289.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY