Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Chị em cần làm gì để phòng tránh ung thư vú?

Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp số 1 ở nữ giới, tước đi sinh mạng của hàng ngàn phụ nữ mỗi năm. Theo các bác sĩ, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, và ở mỗi độ tuổi, chị em cần có những biện pháp phòng ngừa riêng.
Theo các nghiên cứu, chỉ có 15% số người bị ung thư vú có liên quan tới yếu tố di truyền, còn lại 85% trường hợp còn lại gây ra bởi các yếu tố khác. Trong đó, tuổi tác là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Vì vậy, ở mỗi độ tuổi, chị em cần chú ý, nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa phù hợp với lứa tuổi của mình.

Độ tuổi 20-40

Bạn có biết rằng số lượng phụ nữ dưới 40 tuổi được chẩn đoán ung thư vú đang ngày càng gia tăng? Để phòng bệnh, chị em nên:

- Có thói quen sống lành mạnh: giảm đường, ăn nhiều rau xanh, protein hữu cơ và chất béo lành mạnh, hạn chế rượu, tăng cường tập thể dục.

- Giảm tiếp xúc với chất độc xung quanh: độc tố tồn tại xung quanh chúng ta, ngay cả khi chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Hãy giảm sự tích tụ các độc tố trong cơ thể bằng cách ăn thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, và có nguồn gốc từ thiên nhiên. Detox cơ thể định kỳ bằng việc: ăn chay, hoặc nước rau quả nhằm thải độc tố ở gan, thận và cải thiện hệ thống tiêu hóa.

- Cẩn trọng trong việc sử dụng Thu*c Tr*nh th*i dài hạn: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ ung thư vú tăng 50% ở những người sử dụng biện pháp Tr*nh th*i bằng đường uống trong thời gian dài, trên 5 năm. Vì vậy, hãy cân nhắc ưu, nhược điểm của phương pháp này, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Cân nhắc tầm soát ung thư vú: Ở độ tuổi này, chị em có thể cân nhắc tầm soát ung thư vú bởi vì hiện nay có nhiều trường hợp ung thư vú xảy ra ở người trẻ tuổi. Một số phương pháp sàng lọc phù hợp với lứa tuổi này như khám vú lâm sàng, siêu âm vú, xét nghiệm CA 15-3…

Chị em có thể thăm khám sàng lọc ung thư vú tại một số bệnh viện uy tín tại Hà Nội như: Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thu Cúc, v.v.

Độ tuổi 40-60:

Phụ nữ trong độ tuổi trên 40 đến 59 trải qua những thay đổi lớn trong cơ thể cả về vật lý cũng như tinh thần và tình cảm. Đó là thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, khiến phụ nữ đối mặt với nhiều sự thay đổi, khó chịu trong cơ thể. Vậy phụ nữ trong độ tuổi 40 nên làm gì để phòng ung thư vú?

- Kiểm tra mức độ hormone: u xơ, rối loạn kinh nguyệt, thay đổi tâm trạng, mất ngủ, và mất cân bằng tuyến giáp là những vấn đề mà phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường gặp phải. Chị em phụ nữ trong độ tuổi này nên tham khảo ý kiến bác sĩ bổ sung những chất còn thiếu hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống để cân bằng hormone trong cơ thể.

- Giảm căng thẳng: căng thẳng kinh niên làm giảm chức năng miễn dịch và dẫn đến trầm cảm cũng như một loạt các bệnh khác, bao gồm cả ung thư vú. Vì vậy, hãy giảm căng thẳng bằng cách điều chỉnh lại cuộc sống, thiền, yoga, hay thể dục giúp cơ thể thư giãn, tâm trạng thoải mái hơn.

- Tầm soát ung thư vú: Nếu như phụ nữ dưới 40 có thể cân nhắc việc tầm soát ung thư vú, thì chị em trong độ tuổi 40 bắt buộc phải làm để bảo vệ sức khỏe. Các phương pháp như siêu âm vú, xét nghiệm máu CA 15-3, chụp X-quang tuyến vú có thể phát hiện sớm ung thư vú chính xác cũng như các bệnh lý khác tại tuyến vú.

Độ tuổi trên 60:

Đa số các bệnh ung thư vú xảy ra ở phụ nữ trên 60. Do đó, độ tuổi này cần phải đặc biệt lưu tâm, chú ý tới các biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm.

Bên cạnh việc tiếp tục tầm soát ung thư vú định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ, chị em nên:

- Tăng cường vận động: nhằm làm giảm nguy cơ béo phì – đây cũng là 1 yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Đi bộ nhanh 1 giờ/ ngày đều đặn hàng tuần có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư vú lên đến 20% cho phụ nữ sau mãn kinh.

- Cân nhắc khi bổ sung Canxi: ở độ tuổi trên 60, phụ nữ dễ bị loãng xương và thường có nhu cầu bổ sung Canxi. Tuy nhiên, nếu bổ sung Canxi quá liều, hoặc không có sự hấp thụ của Vitamin D và K có thể dẫn đến đau tim và mảng bám động mạch bị vôi hóa. Ngoài ra, theo những nghiên cứu gần đây, làm tăng mật độ xương có thể gia tăng gấp 2 lần nguy cơ ung thư vú. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung.

(Theo https://thetruthaboutcancer.com)

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/bhyt/chi-em-can-lam-gi-de-phong-tranh-ung-thu-vu-2018042410464066.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY